Thu phí điện tử không dừng – 5 điều bạn cần biết

Thu phí điện tử không dừng ra đời đánh dấu bước chuyển mình mới trong việc thu phí của lĩnh vực giao thông. Hình thức thu phí này có nhiều ưu điểm hơn hẳn hình thức thu phí một dừng truyền thống. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

1. Thu phí điện tử không dừng là gì?

Thu phí điện tử không dừng là hình thức thu phí áp dụng công nghệ hiện đại để nhận diện xe tự động khi qua trạm thu phí và trừ tiền vào tài khoản giao thông của chủ phương tiện. Vì thế, chủ phương tiện không cần dừng lại tại trạm để nộp phí bằng tiền mặt và nhận vé giấy, hóa đơn.

Sử dụng thu phí điện tử không dừng, chủ phương tiện không cần dừng lại để thanh toán

Sử dụng thu phí điện tử không dừng, chủ phương tiện không cần dừng lại để thanh toán

Điều kiện sử dụng:

  • Xe đã dán thẻ định danh e-Tag. Thẻ được dán trên kính chắn gió hoặc đèn xe.
  • Tài khoản giao thông hoặc tài khoản liên kết phải đang hoạt động và còn đủ tiền để thanh toán.
  • Nguyên tắc khi đi qua trạm: Chủ phương tiện phải đi vào làn ETC với vận tốc nhỏ hơn 40 km/h, cách xe trước và xe sau mỗi xe tối thiểu 8m. Đồng thời, chủ phương tiện chú ý tới đèn giao thông, trạng thái của barrie và làm theo hướng dẫn của nhân viên điều hành tại trạm.
  • Xem thêm: Làn thu phí không dừng là gì

2. Cách hoạt động của thu phí điện tử không dừng

Cách hoạt động của hệ thống khi xe qua trạm

Khi xe dán thẻ e-Tag đi vào làn thu phí ETC, hệ thống thu phí sẽ kích hoạt camera chụp lại biển số. Đồng thời, nhóm Angten 1 phát tín hiệu để đọc thẻ e-Tag.

Tiếp theo, hình ảnh và thông tin của xe được hệ thống gửi về trung tâm dữ liệu. Trung tâm sẽ kiểm tra thông tin trên thẻ và số dư tài khoản giao thông của chủ phương tiện. Nếu tài khoản giao thông không đủ tiền, hệ thống sẽ kiểm tra tiếp tài khoản liên kết.

Nếu xe đã dán thẻ e-Tag và tài khoản giao thông (hoặc tài khoản liên kết) đủ tiền, hệ thống sẽ xác nhận xe hợp lệ và trừ tiền. Sau đó, hệ thống phát tín hiệu đến nhóm Angten 2 để mở barrier. Chủ phương tiện sẽ nhận được tin nhắn thông báo về giao dịch và có thể đi qua trạm thu phí.

Thu phí điện tử không dừng hoạt động theo cơ chế tự nhận diện xe và trừ tiền trong tài khoản của chủ phương tiện

Thu phí điện tử không dừng hoạt động theo cơ chế tự nhận diện xe và trừ tiền trong tài khoản của chủ phương tiện

Có nhiều công nghệ được áp dụng trong thu phí điện tử không dừng. Tuy nhiên, hầu hầu hết các trạm thu phí ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay đều áp dụng công nghệ RFID ((Radio Frequency Identification). Đây là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến, thông qua hệ thống thu phát sóng radio. Một hệ thống RFID thường bao gồm 2 thành phần chính là thẻ tag (chip RFID chứa thông tin) và đầu đọc (reader) đọc các thông tin trên thẻ.

Thu phí điện tử không dừng áp dụng công nghệ RFID với độ chính xác lên đến 99,95 %

Thu phí điện tử không dừng áp dụng công nghệ RFID với độ chính xác lên đến 99,95 %

3. Ưu điểm của thu phí điện tử không dừng (ETC) so với thu phí một dừng (MTC)

Thu phí một dừng là hình thức quen thuộc của các trạm thu phí ở Việt Nam từ trước đến nay. Đây là hình thức thu phí thủ công, sử dụng tiền mặt. Khi đi qua trạm, chủ phương tiện phải dừng lại nộp phí và nhận vé từ nhân viên điều hành trạm.

Trong khi đó, thu phí không dừng là hình thức thu phí điện tử, áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng tiền trong tài khoản giao thông (hoặc tài khoản liên kết). Khi đi qua trạm, chủ phương tiện không phải dừng lại nộp phí, nhận vé mà hệ thống sẽ tự động trừ tiền trong tài khoản. Sau đó, chủ phương tiện sẽ nhận được hóa đơn điện tử trong tài khoản

Sự khác biệt giữa thu phí một dừng và thu phí điện tử không dừng khi xe đi qua trạm

Sự khác biệt rõ rệt giữa thu phí một dừng và thu phí điện tử không dừng khi xe đi qua trạm

So với thu phí một dừng, thu phí điện tử không dừng có nhiều lợi ích vượt trội hơn hẳn. Cụ thể:

  • Bảo vệ môi trường: Chủ phương tiện không sử dụng vé giấy, giúp giảm lượng tiêu thụ giấy, góp phần bảo vệ cây xanh và môi trường.
  • Giảm ùn tắc: Xe không cần dừng lại tại trạm nên hiện tượng xếp hàng, chờ đợi gây ùn tắc không còn.
  • Giảm 20% tai nạn: Xe không cần dừng gấp để chờ thu phí, cũng không cần phóng nhanh, vượt ẩu cho kịp giờ di chuyển do đã mất nhiều thời gian tại trạm. Nhờ đó, tình trạng tai nạn được giảm bớt.
  • Không cần thanh toán bằng tiền mặt: Tài xế không cần chuẩn bị tiền mặt, tiền lẻ nên việc nộp phí đơn giản hơn. Đồng thời nguy cơ làm lây lan dịch bệnh do tiếp xúc qua tiền mặt được giảm bớt.
  • Tiết kiệm thời gian: Chủ phương tiện không mất thời gian chuẩn bị tiền lẻ, dừng lại để thanh toán, ghi chép, nhập liệu lộ trình di chuyển và cước phí.
  • Tiết kiệm nhiên liệu: Chủ xe không lãng phí nhiên liệu cho việc phanh gấp, khởi động, tăng tốc khi ở trạm thu phí như khi sử dụng hình thức thu phí một dừng.
  • Tăng tuổi thọ phương tiện: Khi vào trạm thu phí, tài xế không cần liên tục điều ga, nhả ga, đạp thắng xe đột ngột … gây tác động xấu đến quá trình vận hành của động cơ và làm giảm tuổi thọ của xe.

Tuổi thọ của động cơ xe được tăng lên khi sử dụng thu phí điện tư không dừng ePass

Tuổi thọ của động cơ xe được tăng lên khi sử dụng thu phí điện tư không dừng ePass

4. Danh sách các trạm thu phí điện tử không dừng

Trên cả nước, hiện có tổng bao 115 trạm thu phí đã triển khai thu phí điện tử không dừng (bao gồm trạm thuộc Bộ Giao thông và thuộc tỉnh). Trong đó:

  • VDTC có bao 35 trạm: Trong đó, 21 trạm thuộc Bộ giao thông, 14 trạm vận hành ngoài.
  • VETC có 79 trạm.
  • VEC có 1 trạm.

Các trạm do VDTC và VETC quản lý đều sử dụng công nghệ RFID. Riêng trạm do VEC quản lý áp dụng công nghệ DSRC. Vì thế, nếu dán thẻ thu phí điện tử không dừng e-Tag, tài xế chỉ đi được qua các trạm thu phí do VDTC và VETC quản lý.

Để biết danh sách các trạm áp dụng hình thức thu phí không dừng do VDTC và VETC quản lý, tài xế có thể tham khảo tại đây.  

Một trong những trạm thu phí không dừng do VDTC quản lý

Một trong những trạm thu phí không dừng do VDTC quản lý

5. Quy định cần lưu ý về thu phí điện tử không dừng

Bên cạnh danh sách các trạm thu phí áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng, khi sử dụng hình thức thu phí này, tài xế cũng cần nắm rõ các quy định sau của nhà nước:

  • Không dán thẻ e-Tag, không được phép đi vào làn ETC:  Theo Điều 5, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, nếu xe không dán thẻ e-Tag mà tài xế đi vào làn ETC sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
  • Dán thẻ: Thời điểm này, nếu có nhu cầu dán thẻ, người dân phải trả phí cho nhà cung cấp dịch vụ.
  • Hiện chưa bắt buộc tài xế dán thẻ thu phí không dừng: Tuy nhiên, nhà nước khuyến khích người dân dán sớm để hưởng nhiều ưu đãi và lợi ích.

Như vậy, tài xế nên dán thẻ thu phí điện tử không dừng sớm để được dán thẻ và hưởng nhiều ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn khác đến từ nhà cung cấp. Hơn nữa, khi đã sử dụng hình thức thu phí này rồi, tài xế không lo đi nhầm làn ETC và bị phạt tiền, tước Giấy phép lái xe.

  • Xem thêm: Quy định về thu phí không dừng

Không dán thẻ e-Tag mà đi vào làn thu phí ETC, chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền và giữ bằng

Không dán thẻ e-Tag mà đi vào làn thu phí ETC, chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền và giữ bằng

6. Hướng dẫn đăng ký thu phí điện tử không dừng cùng ePass

Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) được thành lập vào ngày 14/7/2020, với mục đích đem lại những dịch vụ giao thông tốt nhất của thời đại mới cho người dân cả nước. Và thẻ thu phí điện tử không dừng ePass của VDTC ra đời cũng nhằm mục đích đó.

6.1. Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng ePass

Dịch vụ thu phí điện tử không dừng ePass có rất nhiều ưu điểm để chinh phục khách hàng như:

  • Nguồn lực hậu thuẫn: VDTC trực thuộc Tập đoàn Viettel nên có nguồn lực tài chính ổn định, nguồn lực nhân sự dồi dào, năng lực vận hành chuyên nghiệp và công nghệ vượt trội.
  • Dịch vụ trải dài 63 tỉnh thành: VDTC có hàng nghìn điểm dịch vụ trên toàn quốc như cửa hàng Viettel Store, bưu cục Viettel Post, trạm BOT, các trung tâm đăng kiểm liên kết, điểm giao dịch lưu động.
  • Đăng ký dán thẻ tại nhà: Khách hàng có thể đăng ký trực tuyến. Nhân viên VDTC sẽ mang hợp đồng kến ký và dán thẻ tận nhà cho khách hàng.
  • Thao tác đơn giản, quản lý dễ dàng: Khách hàng dễ dàng đăng ký dán và sử dụng thẻ ePass. Mọi thông tin về lộ trình di chuyển, cước phí đều được quản lý trên tài khoản thẻ.
  • Hỗ trợ 24/7: VDTC hỗ trợ khách hàng 24/7 với đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp và tận tâm.
  • Nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn: Dán thẻ ePass, miễn phí Data khi truy cập website và ứng dụng ePass, hoàn ngay 50% phí đường bộ cho lần đi đầu tiên (tối đa 30.000đ), “Tết combo, trúng logo vàng”, “Đón lộc thần tài”…

VDTC sẵn sàng phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng 24/7 với nụ cười nở trên môi

VDTC sẵn sàng phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng 24/7 với nụ cười nở trên môi

6.2. Các cách đăng ký thẻ ePass

Nếu muốn đăng ký dán thẻ ePass của VDTC để hưởng các lợi ích trên, chủ phương tiện có thể làm theo 4 cách dưới đây. 

Làm thẻ thu phí không dừng ePass online

Đây là hình thức nhanh gọn, đơn giản mà tiết kiệm thời gian và công sức. Đồng thời, khách hàng cũng hạn chế được tiếp xúc trực tiếp, góp phần phòng trừ dịch bệnh.

Khách hàng có thể tham khảo hướng dẫn đăng ký cụ thể trong hai bài viết dưới đây:

Làm thẻ thu phí không dừng ePass tại cửa hàng Viettel Store, Viettel Telecom, Viettel Post.

Ưu điểm của hình thức này là dễ dàng tìm được điểm đăng ký gần và thuận tiện nhất với bạn. Cách làm thẻ này cũng rất tiện lợi, có thể trải nghiệm đồng thời cùng các dịch vụ khác của Viettel và dán thẻ được ngay sau khi đăng ký. Nhân viên hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp.

Làm thẻ thu phí không dừng ePass tại các trạm BOT do VDTC quản lý.

Với cách đăng ký này, bạn sẽ tiện đường hơn khi đang di chuyển trên hành trình. Hơn nữa, bạn có thể đăng ký trực tiếp, dán thẻ, nạp tiền ngay và trải nghiệm luôn.

Làm thẻ thu phí không dừng ePass tại trạm đăng kiểm xe cơ giới liên kết với VDTC.

Tương tự với hình thức đăng ký tại điểm dịch vụ Viettel và các trạm BOT, khi đăng ký làm thẻ thu phí không dừng ePass tại trạm đăng kiểm xe cơ giới, khách hàng có thể đăng ký, dán thẻ ngay sau khi đăng kiểm xe.

Để biết chi tiết hơn về các cách đăng ký dán thẻ ePass ở trên, chủ phương tiện có thể tham khảo tại đây. (chèn link bài 42 – Làm thẻ thu phí không dừng ở đâu).

Các địa điểm mà chủ phương tiện có thể đăng ký dán thẻ thu phí điện tử không dừng ePass

Các địa điểm mà chủ phương tiện có thể đăng ký dán thẻ thu phí điện tử không dừng ePass

Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về hình thức thu phí điện tử không dừng. Từ những thông tin này, có thể thấy thu phí điện tử không dừng là hình thức thu phí hiện đại, được sử dụng ngày càng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Vì thế, chủ phương tiện nên sử dụng thẻ thu phí không dừng ePass.

ePass tiên phong giao thông số – Dán thẻ suôn sẻ hành trình

Đăng ký dán thẻ tại nhàtại đây

Tải App: