So sánh thu phí đường bộ không dừng và thu phí một dừng

Hiện nay, các trạm thu phí ở Việt Nam đang triển khai hai hình thức thu phí đường bộ không dừng và thu phí đường bộ một dừng. Trong đó, thu phí đường bộ không dừng phát triển ngày càng mạnh mẽ và được nhiều tài xế ưa chuộng. Thông tin so sánh dưới đây sẽ giúp bạn có thể thấy được sự khác biệt giữa hai hình thức thu phí này.

1. Thu phí một dừng MTC

Thu phí một dừng là hình thức thu phí truyền thống, đã có mặt từ rất lâu và được sử dụng phổ biến từ trước đến nay ở Việt Nam.

1.1. Thu phí một dừng là gì?

Thu phí một dừng là hình thức thu phí đường bộ mà chủ phương tiện phải dừng lại một lần ở trạm thu phí để trực tiếp mua vé, trả tiền và nhận hóa đơn.

Hệ thống thu phí một dừng hoạt động dựa trên ấn chỉ mã vạch và công nghệ tự động nhận dạng biển số (OCR). Nhờ đó, việc phân loại xe chính xác, xử lý vé tháng nhanh chóng và hậu kiểm dễ dàng.

Chủ phương tiện cần phải dừng lại tại trạm thu phí để mua vé, trả tiền

Sử dụng thu phí đường bộ không dừng, chủ phương tiện cần phải dừng lại tại trạm thu phí để mua vé, trả tiền

1.2. Đặc điểm của thu phí một dừng

Với công nghệ hoạt động như trên, thu phí một dừng nổi bật với các  đặc điểm sau:

  • Hệ thống sẽ nhận dạng biển xe tự động
  • Chủ phương tiện phải dừng lại ở trạm thu phí và tiếp xúc trực tiếp với nhân viên ở đây để mua vé, trả tiền.
  • Công cụ là vé giấy, hóa đơn.
  • Hình thức thanh toán là bằng tiền mặt.

2. Thu phí đường bộ không dừng ETC

So với thu phí một dừng, thu phí điện tử không dừng đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước phát triển nhưng mới chỉ phát triển ở nước ta trong những năm gần đây

2.1. Thu phí đường bộ không dừng là gì?

Thu phí đường bộ không dừng là hình thức mà chủ phương tiện không cần dừng lại ở trạm thu phí. Hệ thống sẽ tự động nhận diện xe và trừ tiền vào tài khoản giao thông hoặc tài khoản liên kết của chủ phương tiện.

Hệ thống thu phí không dừng có thể hoạt động dựa trên nhiều công nghệ hiện đại khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là công nghệ RFID tầm xa (Radio Frequency Identification) theo tiêu chuẩn ISO 18000-6C. Đây là công nghệ nhận dạng xe tự động với độ chính xác cao. Tầm hoạt động giữa đầu đọc và thẻ e-Tag dán trên phương tiện xa hơn 8m nên lắp đặt khá dễ dàng.

Công nghệ RFID dùng trong thu phí đường bộ không dừng giúp nhận diện xe chính xác đến 99,95 %

Công nghệ RFID dùng trong thu phí đường bộ không dừng giúp nhận diện xe chính xác đến 99,95 %

2.2. Cách hoạt động của thu phí đường bộ không dừng

Để sử dụng hình thức thu phí điện tử không dừng, chủ phương tiện phải dán thẻ e-Tag ở đèn xe hoặc kính chắn gió. Khi vào làn thu phí ETC, chủ phương tiện đi với vận tốc dưới 40 km/h, cách xe trước và xe sau ít nhất 8m.

Khi xe qua trạm, hệ thống thu phí điện tử không dừng sẽ hoạt động như sau:

  • Bước 1: Hệ thống thu phí kích hoạt camera chụp biển số và nhóm Angten 1 đọc thẻ e-Tag.
  • Bước 2: Hệ thống gửi thông tin và hình ảnh của xe về trung tâm dữ liệu.
  • Bước 3: Trung tâm dữ liệu kiểm tra thông tin thẻ và tài khoản giao thông, tài khoản liên kết của chủ phương tiện.
  • Bước 4: Nếu xe đã dán thẻ e-Tag và tài khoản giao thông hoặc tài khoản liên kết đủ tiền, hệ thống sẽ trừ tiền trong tài khoản, phát tín hiệu cho Angten 2 nâng barrier. Đồng thời, hệ thống sẽ gửi tin nhắn thông báo về giao dịch cho chủ phương tiện.

Hệ thống thu phí đường bộ không dừng hoạt động hoàn toàn tự động từ khâu nhận diện xe đến khâu trừ tiền và cho xe đi qua

Hệ thống thu phí đường bộ không dừng hoạt động hoàn toàn tự động từ khâu nhận diện xe đến khâu trừ tiền và cho xe đi qua

3. Lợi ích của thu phí không dừng?

Với cách thức hoạt động như trên, hình thức thu phí đường bộ không dùng mang lại nhiều lợi ích cho cả người dùng, nhà nước lẫn nhà đầu tư BOT.

3.1. Lợi ích đối với người dùng

Trước hết, người dùng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ thu phí đường bộ không dừng như:

  • Giảm ùn tắc: Chủ phương tiện và các xe trên cùng tuyến đường không dừng lại ở trạm thu phí và không phải xếp hàng chờ đợi nhau. Nhờ đó, hiện tượng ùn tắc không còn, hành trình di chuyển thông suốt hơn.
  • Giảm ô nhiễm: Lượng khói, khí thải độc hại do xe dừng lại, khởi động và tăng tốc ở trạm thu phí được giảm bớt. Bên cạnh đó, việc không sử dụng vé giấy giúp bảo vệ cây xanh, giảm ô nhiễm môi trường.
  • Giảm 20% tai nạn: Do hành trình đi lại được diễn ra một mạch thông suốt nên chủ phương tiện không phải phanh gấp, phóng nhanh, vượt ẩu để thanh toán phí và cho kịp hành trình di chuyển. 
  • Không cần thanh toán bằng tiền mặt: Người dùng cũng không phải chuẩn bị tiền lẻ và tiếp xúc trực tiếp làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian vừa an toàn cho sức khỏe.
  • Tiết kiệm thời gian: Do không phải chuẩn bị tiền mặt, không cần dừng lại, xếp hàng chờ đợi để mua vé và thanh toán.
  • Tiết kiệm nhiên liệu: Vì giảm được lượng xăng xe tiêu thụ cho những công việc không cần thiết như dừng đỗ, khởi động, tăng tốc.
  • Tăng tuổi thọ phương tiện: Các hành động tại trạm thu phí liên quan đến việc vận hành của động cơ như điều ga, nhả ga, đạp thắng xe đột ngột hay ép côn… không xảy ra. Nhờ đó, tuổi thọ của xe được nâng cao.

Tai nạn giao thông sẽ được giảm bớt nếu chủ phương tiện sử dụng thu phí đường bộ không dừng

Tai nạn giao thông sẽ được giảm bớt nếu chủ phương tiện sử dụng thu phí đường bộ không dừng

3.2. Lợi ích đối với nhà nước

Không chỉ đem lại lợi ích cho người dùng, hình thức thu phí điện tử không dừng còn mang lại nhiều lợi ích cho nhà nước như:

  • Xây dựng cơ sở dữ liệu giao thông quốc gia: Mỗi tấm thẻ e-Tag đều gắn một một con chip nhỏ chứa thông tin về phương tiện. Từ thông tin này, các cơ quan nhà nước có thể tổng hợp, xây dựng dữ liệu giao thông quốc gia chính xác và nhanh chóng hơn.
  • Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia phát triển: Hiện nay các nước phát triển trên thế giới đều sử dụng hình thức thu phí đường bộ không dừng. Nếu sử dụng hình thức thu phí này, chúng ta có thể sánh vai với những đất nước phát triển trên thế giới về lĩnh vực công nghệ giao thông.
  • Nhà nước quản lý được chi phí, hoạt động của phương tiện và các trạm BOT: Mọi thông tin từ lộ trình, cước phí qua từng trạm của phương tiện, doanh thu mỗi năm của trạm BOT đều được lưu trên hệ thống dữ liệu. Nhờ đó, nhà nước có thể tổng hợp, nắm bắt được tình hình giao thông, tài chính để đưa ra phương hướng phát triển trong tương lai.

Nhờ hệ thống con chip gắn trên thẻ giao thông của phương tiện giúp nhà nước xây dựng dữ liệu giao thông dễ dàng

Nhờ hệ thống con chip gắn trên thẻ giao thông của phương tiện giúp nhà nước xây dựng dữ liệu giao thông dễ dàng

3.3. Lợi ích đối với nhà đầu tư BOT

Đặc biệt, ngay cả các nhà đầu tư BOT cũng được hưởng nhiều lợi ích từ thu phí không dừng như:

  • Minh bạch, tránh thất thoát phí: Mọi khoản thu của tất cả các trạm BOT đều được thống kê đầy đủ và quản lý trên hệ thống. Do đó, chủ đầu tư không bị thất thoát cước phí thu được dù chỉ một đồng.
  • Tiết kiệm chi phí nhân sự: Hệ thống thu phí đường bộ không cần nhiều nhân viên phải trực tiếp giao dịch với lái xe. Chủ đầu tư sẽ tiết kiệm được nguồn phí đáng kể.
  • Tiết kiệm chi phí in giấy: Thu phí đường bộ không dừng không sử dụng vé giấy. Do đó, chủ đầu tư giảm bớt được khoản tiền in vé.

Nhà đầu tư BOT được hưởng khá nhiều lợi ích nhờ triển khai thu phí đường bộ không dừng

Nhà đầu tư BOT được hưởng khá nhiều lợi ích nhờ triển khai thu phí đường bộ không dừng

4. Thu phí đường bộ không dừng tiện lợi cùng thẻ ePass

Quản lý 35 trạm thu phí trên toàn quốc, VDTC mang đến cho người dùng dịch vụ thu phí không dừng vô cùng tiện lợi. VDTC cùng thẻ ePass có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Nguồn lực hậu thuẫn: VDTC trực thuộc Viettel nên nhận được sự hậu thuẫn lớn về nhân lực, vật lực và công nghệ thông tin từ tập đoàn mẹ.
  • Dịch vụ trải dài 63 tỉnh thành: Nhờ đó, khách hàng ở bất cứ nơi đâu đều có thể tiếp cận dịch vụ thông qua hệ thống điểm giao dịch của Viettel.
  • Đăng ký dán thẻ tại nhà: Cho đến nay, đây là hình thức đăng ký dán thẻ chỉ riêng VDTC có. Và đây cũng là giải pháp hữu hiệu trong mùa dịch bệnh này.
  • Đa dạng hình thức thanh toán: Khách hàng có thể thanh toán trước bằng hình thức mua vé tháng, quý hay thanh toán trong khi sử dụng bằng hình thức mua vé lượt đều được.
  • Đa dạng hình thức nạp tiền: VDTC mang đến cho khách hàng nhiều hình thức nạp tiền như nạp tiền tại điểm dịch vụ, quầy giao dịch ngân hàng, chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử, VBan…
  • Thao tác đơn giản, quản lý dễ dàng: Chỉ với vài cú click chuột là khách hàng có thể dễ dàng đăng ký dán thể, nạp tiền vào tài khoản, mua vé, tra cứu lịch sử giao dịch, các chương trình khuyến mại…
  • Hỗ trợ 24/7: Bất kể mùa đông hay mùa hè, nắng hay mưa, ngày hay đêm, khách hàng đều có thể liên hệ qua số 19009080 (1.000 VNĐ/phút) để nhận sự hỗ trợ của các nhân viên VDTC.
  • Nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn: VDTC mang đến cho khách hàng của mình nhiều hình thức ưu đãi khác nhau như miễn phí Data truy cập website và ứng dụng ePass, miễn phí/ giảm phí khi đi qua trạm, sử dụng dịch vụ  và nhận phần quà may mắn…
  • Không lo tồn đọng vốn: Dù đã nạp vào tài khoản giao thông, khách hàng vẫn có thể rút được tiền qua tài khoản ViettelPay để tiêu dùng cho các dịch vụ khác. Hoặc khách hàng có thể chuyển tiếp qua tài khoản ngân hàng để rút tiền ra.

Sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ không dừng ePass đơn giản, thuận tiện để việc qua BOT trở nên dễ dàng hơn

Sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ không dừng ePass đơn giản, thuận tiện để việc qua BOT trở nên dễ dàng hơn

5. Hướng dẫn đăng ký sử dụng thu phí đường bộ không dừng của ePass

Đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi với 3 cách đăng ký sử dụng thu phí không dừng dưới đây:

Cách 1 – Đăng ký ngay tại trạm BOT của  VDTC quản lý

Khách hàng có thể đến trạm BOT gần nhất theo danh sách tại đây để đăng ký dịch vụ. Cách này vừa đơn giản, nhanh chóng, tiện đường di chuyển, vừa có thể trải nghiệm luôn các dịch vụ của VDTC như dán thẻ, nạp tiền, qua trạm.

Cách 2 – Đăng ký tại điểm giao dịch Viettel

Khách hàng có thể đến Viettel Post, Viettel Store, Viettel Telecom, trạm đăng kiểm cơ giới gần nhất đã liên kết với VDTC để đăng ký. Với hệ thống mạng lưới dịch vụ rộng khắp, cách đăng ký này vô cùng tiện lợi và phù hợp cho tất cả các khách hàng. Đồng thời, khách hàng có thể trải nghiệm luôn dịch vụ dán thẻ, nạp tiền vào thẻ ePass cùng các dịch vụ khác.

Cách 3 – Đăng ký online

Đây là cách đăng ký vô cùng tiện lợi, có thể diễn ra ngay tại nhà hoặc cơ quan. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức di chuyển, vừa hạn chế tiếp xúc, phòng trừ dịch bệnh. Người dùng có thể tham khảo cách đăng ký trong 2 link sau:

Xem thêm: 

Với những ưu điểm trên, thu phí đường bộ không dừng đã, đang và sẽ là xu hướng phát triển mới của dịch vụ giao thông trong tương lai. Để hòa chung vào xu thế ấy, chủ phương tiện nên dán thẻ dịch vụ thu phí không dừng ePass của VDTC ngay từ hôm nay.

ePass tiên phong giao thông số – Dán thẻ suôn sẻ hành trình

Đăng ký dán thẻ tại nhàtại đây

Tải App:

Liên hệ Trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7: 19009080

Xem thêm: