2 loại thu phí không dừng phổ biến tại nước ta hiện nay

Thu phí không dừng là hình thức thu phí khá mới tại Việt Nam. Chính vì vậy, nhiều chủ phương tiện không biết có mấy loại thu phí không dừng ở nước ta. Về vấn đề này, có thể khẳng định trên thị trường Việt đang có 2 loại thu phí không dừng của VDTC và VETC. Thông tin cụ thể về hai loại thu phí không dừng này sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây để bạn đọc tham khảo, so sánh và lựa chọn.

1. Thu phí không dừng là gì?

Thu phí không dừng là hình thức thu phí tự động thông qua thẻ định danh E-tag giúp xe qua trạm thu phí dễ dàng mà không cần dừng lại.

Hình thức thu phí này có nhiều ưu điểm như:

  • Tiết kiệm thời gian di chuyển: Sử dụng thu phí không dừng nhanh hơn gấp 60 lần so với thu phí một dừng.
  • Tiết kiệm nhiên liệu, tăng tuổi thọ của xe: Do không phải dừng đỗ và tăng tốc trở lại. Ước tính số tiền tiết kiệm được khoảng cho mỗi lần dừng đỗ của các phương tiện là 233 tỉ đồng/năm.
  • Lái xe thoải mái hơn: Vì không cần dừng lại, xếp hàng chờ mua vé, thanh toán tiền.
  • Giảm ùn tắc tại trạm thu phí (đặc biệt là vào giờ cao điểm)
  • Giảm tai nạn (ước tính khoảng 20%)
  • Giảm thanh toán tiền mặt, hạn chế dịch bệnh…

Sử dụng hình thức thu phí không dừng sẽ giúp giảm ùn tắc và tai nạn

Sử dụng hình thức thu phí không dừng sẽ giúp giảm ùn tắc và tai nạn

Ở Việt Nam hiện nay, hình thức thu phí không dừng chủ yếu sử dụng công nghệ RFID. Đây là công nghệ nhận dạng xe tự động thông qua hệ thống thu phát sóng radio (dải tần 860 MHz đến 960 MHz) và giám sát, quản lý, lưu vết từng giao dịch.

Khi ứng dụng vào trạm thu phí, công nghệ này hoạt động như sau:

  • Mỗi chip nhớ trong thẻ E-tag sẽ chứa một mã số mang thông tin về xe và chủ phương tiện.
  • Khi xe qua trạm thu phí, đầu đọc số sẽ đọc mã số này và truyền về PC/PLC.
  • Mã số này sẽ được PC so sánh với mã số có sẵn trong cơ sở dữ liệu của máy tính.
  • Toàn bộ thông tin về xe được Visual Basic chuyển về máy tính và hiển thị lên giao diện HMI.
  • Hệ thống tự động đối chiếu các thông tin xe và kiểm tra tài khoản của chủ phương tiện. Nếu thông tin đúng và tài khoản có đủ tiền thì chương trình Visual Basic sẽ tự động trừ tiền qua trạm của xe.

2. Hình thức thu phí không dừng

Hình thức thu phí không dừng có thể áp dụng cho cả hệ thống thu phí kín và hệ thống thu phí hở.

  • Hệ thống thu phí kín: Việc thu phí diễn ra khép kín và được tính từ lúc xe qua trạm vào đến trạm ra. Khi tới trạm vào, hệ thống sẽ tự động nhận diện xe và thông tin tải trọng rồi nâng barrier cho qua. Đến trạm ra, hệ thống sẽ tiếp tục nhận diện xe và trừ tiền vào tài khoản thu phí ETC rồi cho xe đi qua.

Hệ thống thu phí kín có trạm vào và trạm ra tương ứng với hai khâu là xác định thông tin trọng tải xe và thanh toán

Hệ thống thu phí kín có trạm vào và trạm ra tương ứng với hai khâu là xác định thông tin trọng tải xe và thanh toán

  • Hệ thống thu phí hở: Việc thu phí diễn ra theo kiểu mở với một trạm thu phí. Tại trạm thu phí này, hệ thống sẽ nhận diện xe tự động, tải trọng, trừ tiền vào tài khoản thu phí ETC rồi nâng barrier cho xe đi qua. 

Hệ thống thu phí hở chỉ có một trạm đảm trách cả hai khâu là xác định tải trọng xe và thanh toán

Hệ thống thu phí hở chỉ có một trạm đảm trách cả hai khâu là xác định tải trọng xe và thanh toán

Với việc sử dụng công nghệ hiện đại cùng nhiều ưu điểm nổi bật, hiện nay đã có 91 trạm thu phí sử dụng hình thức thu phí tự động không dừng trên toàn quốc. 

Hiện nay, tất cả các trạm thu phí không dừng đều sử dụng công nghệ RFID. Chỉ riêng trạm thu phí không dừng cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây sử dụng công nghệ DSRC. Xe gắn thẻ định danh của VETC và VDTC chỉ có thể đi qua trạm thu phí không dừng sử dụng công nghệ RFID nên không qua được trạm thu phí này. 

3. Các loại thẻ thu phí không dừng tại Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại thẻ thu phí không dừng. Đó là thẻ ePass của VDTC và thẻ e-Tag của VETC

3.1. Thẻ định danh e-Tag của VETC

VETC là thương hiệu thu phí không dừng của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thu phí tự động VETC. Công ty bắt đầu triển khai và cung cấp dịch vụ thu phí không dừng từ năm 2015.

Tương tự như ePass, thẻ e-Tag là thẻ định danh được dán trên kính/ đèn xe giúp chủ phương tiện đi qua trạm thu phí không dừng dễ dàng. 

Hiện nay, VETC đang vận hành 79 trạm thu phí. Dịch vụ thu phí tự động của VETC cũng áp dụng công nghệ RFID.

Thẻ e-Tag của VETC là loại thẻ định danh sử dụng cho dịch vụ thu phí không dừng 

Thẻ e-Tag của VETC là loại thẻ định danh sử dụng cho dịch vụ thu phí không dừng

Dịch vụ thu phí không dừng của VETC và thẻ e-Tag có một số ưu điểm như:

  • Xuất hiện sớm, đầu tiên trên thị trường.
  • Có nhiều kinh nghiệm triển khai thu phí không dừng tại Việt Nam.

Để đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VETC và dán thẻ e-Tag, khách hàng có thể đến các địa điểm sau:

  • Trung tâm đăng kiểm
  • Trạm thu phí của VETC
  • Đại lý của VETC

Nếu muốn biết mức thu phí tại trạm BOT do VETC vận hành, chủ phương tiện có thể tham khảo tại đây.

3.2. Thẻ định danh ePass của VDTC

VDTC có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần giao thông số Việt Nam. Đây là công ty thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

Nhằm mục đích cung cấp dịch vụ thu phí không dừng cho khách hàng trên khắp cả nước, VDTC đã cho ra đời thẻ định danh ePass. Đây là loại thẻ được dán trên kính hoặc đèn xe, nhằm mục đích nhận diện phương tiện giao thông tự động và trừ tiền vé vào tài khoản đã đăng ký khi qua trạm ETC. 

Khi sử dụng dịch vụ của VDTC, khách hàng được dán thẻ ePass và phí dán là 120.000 đồng/thẻ. Trường hợp lỗi dán thẻ do nhân viên VDTC, khách hàng được miễn phí dán lại.

Hiện nay, VDTC đang quản lý 35 trạm thu phí trên toàn quốc. Các trạm thu phí không dừng của VDTC đều áp dụng công nghệ RFID hiện đại. Ngoài ra, hệ thống thu phí không dừng của VDTC còn ứng dụng hai công nghệ nữa là công nghệ OCR và công nghệ OCS.

  • Công nghệ OCR: Đây là công nghệ nhận diện ảnh, biến đổi thông tin trong ảnh thành chữ viết tự động điền vào phiếu đăng ký. Công nghệ này có thể xử lý ảnh với độ chính xác cao. Nhờ đó, thời gian đăng ký dịch vụ cho khách hàng và chi phí cho công tác nghiệp vụ hậu kiểm, đối soát được giảm xuống.
  • Công nghệ OCS: Đây là công nghệ tính cước thời gian thực do VDTC tự nghiên cứu, phát triển. Nhờ công nghệ này, việc thanh toán tiền được thực hiện ngay lập tức.

Thẻ ePass cùng hệ thống thu phí không dừng của VDTC

Thẻ ePass cùng hệ thống thu phí không dừng của VDTC ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại giúp hành trình của tài xế suôn sẻ hơn

3.2.1. Ưu điểm của VDTC

VDTC có nhiều ưu điểm nổi bật chinh phục khách hàng sử dụng dịch vụ như:

  • Trực thuộc tập đoàn Viettel: Viettel là tập đoàn lớn, uy tín, có năng lực và kinh nghiệm. Là một phần của tập đoàn Viettel, VDTC có thể mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ và những trải nghiệm tốt nhất.
  • Đa dạng điểm dịch vụ: VDTC có điểm dịch vụ trên khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, có cả điểm dịch vụ cố định (Viettel Post, Viettel Store, trạm BOT) và điểm dịch vụ lưu động để khách hàng lựa chọn, dễ dàng tiếp cận hơn.
  • Dịch vụ tiện lợi: VDTC đang triển khai dịch vụ  đăng ký và dán thẻ tại nhà. Chỉ cần ngồi ngay tại nhà, khách hàng cũng dễ dàng đăng ký sử dụng dịch vụ qua website, app ePass. Sau đó, VDTC sẽ liên lạc lại và cử người đến tận nơi dán thẻ. Vì thế, khách hàng tiết kiệm được thời gian và tăng cường phòng trừ dịch bệnh.
  • Đa dạng chương trình khuyến mại: VDTC liên tục triển khai các chương trình khuyến mại như: Dán thẻ lần đầu cho khách hàng đăng ký dịch vụ, miễn phí qua trạm lần đầu tiên khi liên kết Viettel Pay, giảm 50% khi qua trạm bằng tài khoản Viettel Pay, giảm 50% khi nạp tiền khoản phí đường bộ ePass, quay số trúng thưởng…
  • Thanh toán tiện lợi với Viettel Pay: Hệ thống sẽ tự động trừ tiền trên tài khoản Viettel Pay mà không cần khách hàng chuyển tiền qua tài khoản ePass. Khi nạp tiền vào Viettel Pay, khách hàng có thể thanh toán ở tất cả các điểm chấp nhận ví điện tử này (siêu thị, nhà hàng, trang thương mại điện tử, thanh  toán điện nước…) và rút được tiền ra một cách dễ dàng.
  • Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên môn cao: Đội ngũ nhân viên của VDTC được Viettel đào tạo nên rất giàu kinh nghiệm. Chúng tôi luôn thấu hiểu dịch vụ và sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn khách hàng 24/7.

Một trong những chương trình khuyến mại mà VDTC triển khai để mang tới nhiều lợi ích hơn cho khách hàng

Một trong những chương trình khuyến mại mà VDTC triển khai để mang tới nhiều lợi ích hơn cho khách hàng

3.2.2. Cách đăng ký thẻ định danh ePass

Hiện nay, VDTC cung cấp dịch vụ thu phí không dừng cho cả chủ phương tiện cá nhân và doanh nghiệp vận tải. Để đăng ký dán thẻ ePass, khách hàng chỉ cần làm theo hướng dẫn dưới đây.

Đối với chủ phương tiện cá nhân

Khách hàng cá nhân có thể đăng ký trực tiếp tại các điểm dịch vụ của VDTC hoặc đăng ký online tại nhà.

Đăng ký trực tiếp tại điểm dịch vụ của VDTC

Chủ phương tiện cá nhân có thể đến các điểm dịch vụ của VDTC (trạm BOT, Viettel Post, Viettel Store, điểm dán thẻ lưu động) gần nhất để đăng ký dán thẻ ePass.

Các giấy tờ mà chủ phương tiện cá nhân cần mang đến điểm dịch vụ bao gồm:

  • CMT/Thẻ căn cước/Hộ chiếu
  • Đăng ký xe
  • Đăng kiểm xe

Khi đến, nhân viên VDTC sẽ hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký. Chủ phương tiện cá nhân chỉ cần làm theo hướng dẫn. Sau khi hoàn thành thủ tục, nhân viên VDTC sẽ dán thẻ ePass lên kính/ đèn xe. 

Chủ phương tiện cá nhân có thể đăng ký dán thẻ ePass ngay tại điểm dịch vụ lưu động trên đoạn đường di chuyển

Chủ phương tiện cá nhân có thể đăng ký dán thẻ ePass ngay tại điểm dịch vụ lưu động trên đoạn đường di chuyển

Đăng ký online ngay tại nhà 

Cách 1: Đăng ký qua app ePass trên điện thoại di động

  • Bước 1: Tải app ePass trên kho ứng dụng App Store (đối với hệ điều hành iOS) hoặc CH Play (đối với hệ điều hành Android) về máy.

Tải app ePass về máy điện thoại

Tải app ePass về máy điện thoại

  • Bước 2: Vào app, nhấn vào nút Đăng ký và điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu như: Thông tin cá nhân, thông tin dán thẻ. Tiếp theo, nhấn nút Đăng ký

Nhập các thông tin vào ô trống rồi nhấn Đăng ký

Nhập các thông tin vào ô trống rồi nhấn Đăng ký

  • Bước 3: Điền mã OTP đã được hệ thống gửi về máy và ấn Xác nhận. Hệ thống sẽ hiển thị thông báo Thành công

Nhập mã OTP vào ô trống rồi nhấn Xác nhận

Nhập mã OTP vào ô trống rồi nhấn Xác nhận

Hệ thống thông báo việc đăng ký dịch vụ thành công

Hệ thống thông báo việc đăng ký dịch vụ thành công

Cách 2: Đăng ký trên website

  • Bước 1: Vào website của ePass (link https://epass-vdtc.com.vn/) rồi ấn vào nút Đăng ký ngay ở bên phải màn hình.

Nhấn nút Đăng ký ngay để bắt đầu

Nhấn nút Đăng ký ngay để bắt đầu

  • Bước 2: Chọn Khách hàng cá nhân và điền đầy đủ các thông tin như: Thông tin cá nhân, thông tin dán thẻ. Sau đó, ấn nút Đăng ký

Chọn Khách hàng cá nhân và nhập các thông tin vào ô trống rồi nhấn Đăng ký

Chọn Khách hàng cá nhân và nhập các thông tin vào ô trống rồi nhấn Đăng ký

  • Bước 3: Điền mã OTP đã nhận được trong tin nhắn điện thoại rồi nhấn Xác nhận. Việc đăng ký hoàn tất.

Nhập mã OTP vào ô rồi nhấn Xác nhận

Nhập mã OTP vào ô rồi nhấn Xác nhận

Đối với doanh nghiệp vận tải

Doanh nghiệp vận tải có thể cử người đến điểm dịch vụ để đăng ký hay đăng ký online ngay tại cơ quan.

Đăng trí ngay tại điểm dịch vụ của VDTC

Người đại diện doanh nghiệp đến điểm dịch vụ gần nhất của VDTC để đăng ký dán thẻ ePass. Các giấy tờ cần mang theo bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Số CV/QĐ (nếu là cơ quan nhà nước)
  • CMT/ Thẻ căn cước/ Hộ chiếu (người đại diện hoặc người được ủy quyền)
  • Giấy ủy quyền (nếu không phải là người đại diện)
  • Đăng ký xe
  • Đăng kiểm xe

Doanh nghiệp đăng ký dán thẻ ePass dễ dàng hơn với các điểm dịch vụ trải rộng khắp 63 tỉnh thành phố của VDTC

Doanh nghiệp đăng ký dán thẻ ePass dễ dàng hơn với các điểm dịch vụ trải rộng khắp 63 tỉnh thành phố của VDTC

Đăng ký online trên website

  • Bước 1: Truy cập vào website của ePass theo link https://epass-vdtc.com.vn/ rồi ấn vào mục Đăng ký ngay ở phía bên phải như chủ phương tiện cá nhân.

Ấn nút Đăng ký ngay

Ấn nút Đăng ký ngay

  • Bước 2: Chọn Khách hàng doanh nghiệp rồi các thông tin theo yêu cầu như: 
  • Thông tin doanh nghiệp vận tải
  • Thông tin người đại diện doanh nghiệp
  • Thông tin dán thẻ

Sau đó, ấn nút Đăng ký

Nhấn chọn Khách hàng doanh nghiệp, điền các thông tin yêu cầu vào ô trống rồi nhấn Đăng ký

Nhấn chọn Khách hàng doanh nghiệp, điền các thông tin yêu cầu vào ô trống rồi nhấn Đăng ký

  • Bước 3: Điền mã OTP đã được hệ thống gửi đến số điện thoại đăng ký rồi ấn Xác nhận. Quá trình đăng ký hoàn thành.

Nhập mã OTP rồi ấn Xác nhận

Nhập mã OTP rồi ấn Xác nhận

Lưu ý: Dù là chủ phương tiện cá nhân hay doanh nghiệp vận tải, bạn cũng cần lưu ý về thời điểm dán thẻ như sau:

  • Nếu đăng ký dán thẻ ePass trực tiếp tại điểm dịch vụ: Sau khi hoàn tất thủ tục, khách hàng sẽ được dán thẻ ngay lên đèn/ kính xe.
  • Nếu đăng ký dán thẻ ePass online trên website/ app ePass: Cần chờ từ 2 – 4 ngày để nhân viên VDTC tiếp nhận thông tin và xử lý. Sau đó, nhân viên sẽ liên hệ lại, thống nhất thời gian và đến dán thẻ tận nơi.

Ngoài ra, nếu muốn biết mức thu phí tại trạm BOT do VDTC vận hành, khách hàng có thể tham khảo tại đây.  

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc có mấy loại thu phí không dừng ở nước ta. Chủ phương tiện có thể thoải mái lựa chọn loại thẻ mang lại nhiều lợi ích và thuận tiện cho mình nhất. Bởi tất cả trạm thu phí không dừng ở Việt Nam đều chấp nhận thẻ ePass của VDTC và e-Tag của VETC.

Nếu muốn đăng ký dán thẻ online cho thuận tiện, hạn chế dịch bệnh và có thể dễ dàng tìm điểm dán thẻ gần nhất, sử dụng một ví nhưng thanh toán được ở nhiều nơi, khách hàng nên dán thẻ ePass của VDTC và sử dụng ví điện tử Viettel Pay.

ePass tiên phong giao thông số – Dán thẻ suôn sẻ hành trình

Đăng ký dán thẻ tại nhàtại đây

Liên hệ Trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7: 19009080