Làn thu phí không dừng (ETC) là gì? Lợi ích của ETC

Hiện nay, thu phí không dừng ngày càng phổ biến tại nước ta, mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc giao thông… Nếu chưa hiểu rõ làn thu phí không dừng là gì, chủ phương tiện có thể tham khảo bài viết sau.

1. Làn thu phí không dừng (ETC) là gì?

ETC là viết tắt của cụm từ Electronic Toll Collection. Làn thu phí không dừng ETC là làn thu phí áp dụng công nghệ tự động nhận diện phương tiện di chuyển qua và trừ tiền vào tài khoản giao thông. Vì thế, chủ phương tiện khi đi qua làn ETC không cần dừng lại mà có thể đi một mạch.

2. Cách thức hoạt động của làn thu phí không dừng

Khi các phương tiện đi vào làn ETC cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Đã dán thẻ thu phí không dừng: Đây là thẻ định danh được dán trên kính hoặc đèn xe. Thẻ này sẽ chứa thông xin về xe, chủ xe và tài khoản giao thông.
  • Tài khoản giao thông phải có tiền đủ để thanh toán: Tiền này có thể nạp trực tiếp tại trạm BOT hoặc nạp qua tài khoản/ thẻ ngân hàng, ví điện tử…
  • Tốc độ di chuyển của xe dưới 40 km/h: Để thiết bị trên làn ETC có thể đọc được mã số định danh.

Nguyên tắc hoạt động: Khi xe đi vào làn ETC, các thiết bị được bố trí ở hai bên được kích hoạt để đọc mã số định danh trên thẻ giao thông và kiểm tra. Nếu các thông tin đều đúng và tài khoản giao thông đủ tiền thanh toán, hệ thống sẽ tự động trừ tiền và gửi thông báo đến cho chủ phương tiện.

Khi phương tiện đi vào làn thu phí không dừng ETC, hệ thống sẽ tự động nhận diện xe và trừ tiền vào tài khoản giao thông của chủ phương tiện

Khi phương tiện đi vào làn thu phí không dừng ETC, hệ thống sẽ tự động nhận diện xe và trừ tiền vào tài khoản giao thông của chủ phương tiện

3. Công nghệ sử dụng của làn thu phí không dừng (ETC)

Hiện nay, hầu hết các làn thu phí không dừng trên thế giới đều sử dụng công nghệ RFID. Đây cũng là công nghệ được sử dụng ở gần như tất cả các trạm BOT tại nước ta, vì có độ chính xác cao.

RFID là viết tắt của cụm từ Radio Frequency Identification. Đây là công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến, sử dụng sóng radio để tự động nhận diện phương tiện giao thông khi qua làn thu phí không dừng. Nhờ đó, có thể nhận diện xe chính xác tới 99,95%, xử lý nhanh, giúp xe qua làn thu phí ETC không dừng đúng nghĩa. Bên cạnh đó, hệ thống còn giám sát, quản lý, lưu vết từng giao dịch của phương tiện dễ dàng.

Công nghệ RFID có cách thức hoạt động như sau:

Khi xe đã dán thẻ giao thông chạy vào làn thu phí ETC, hệ thống nhận diện công nghệ laze sẽ kích hoạt camera chụp biển số. 

  • Angten 1 phát tín hiệu để đọc mã số định danh trên thẻ giao thông. Hình ảnh và thông tin của xe được chuyển về trung tâm dữ liệu. Sau đó, trung tâm sẽ kiểm tra thông tin thẻ, số dư tài khoản giao thông rồi xác nhận thẻ hợp lệ.
  • Angten 2 kiểm tra và trừ tiền trong tài khoản rồi mở barrier. Đồng thời, hệ thống sẽ gửi tin nhắn thông báo trừ tiền đến cho chủ thẻ giao thông ngay lập tức.

Công nghệ RFID sử dụng sóng radio giúp nhận diện xe tự động với độ chính xác lên đến 99,95%

Công nghệ RFID sử dụng sóng radio giúp nhận diện xe tự động với độ chính xác lên đến 99,95%

Ngoài công nghệ RFID, ở nước ta, còn làn thu phí ETC ở trạm Dầu Giây sử dụng công nghệ DSRC (Dedicated Short Range Communications). 

Khác với RFID, công nghệ DSRC là công nghệ thông tin liên lạc tầm ngắn chuyên dụng. Công nghệ này  sử dụng thiết bị OBU-On Board Unit gắn trên phương tiện, và tài khoản được lưu trong thẻ IC.

Vì thế, khi dùng thẻ của VDTC và VETC,  các chủ phương tiện đều không đi qua được làn thu phí ETC ở Dầu Giây.

4. Lợi ích của làn thu phí tự động ETC

Lắp đặt làn thu phí ETC ở trạm thu phí, cả nhà nước, nhà đầu tư BOT và tài xế đều được hưởng lợi:

  • Lợi ích với tài xế: Tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn. Đồng thời, bảo vệ môi trường nhờ tiết kiệm giấy in, giảm khói bụi và ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, phương tiện lưu thông trôi chảy giúp tiết kiệm nhiên liệu và tăng tuổi thọ của xe. Tài xế cũng không cần phải thanh toán bằng tiền mặt giúp hạn chế dịch bệnh.
  • Lợi ích với nhà đầu tư BOT: Tránh thất thoát; tiết kiệm chi phí xây dựng trạm, bảo trì, chi phí nhân sự ở trạm thu phí, chi phí in vé giấy và góp phần bảo vệ môi trường.
  • Lợi ích đối với nhà nước: Xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về giao thông, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia phát triển. Đồng thời việc quản lý chi phí, hoạt động của các trạm BOT và phương tiện giao thông cũng dễ dàng hơn.

Khi đã dán thẻ định danh, xe qua làn thu phí không dừng ETC dễ dàng và góp phần vào việc xây dựng dữ liệu giao thông quốc gia

Khi đã dán thẻ định danh, xe qua làn thu phí không dừng ETC dễ dàng và góp phần vào việc xây dựng dữ liệu giao thông quốc gia

5. Lợi ích khi dán thẻ thu phí không dừng của VDTC

Để có thể qua làn thu phí không dừng, chủ phương tiện phải dán thẻ định danh. Thẻ ePass của VDTC với nhiều ưu điểm nổi bật, đã chinh phục và giành được sự tin tưởng của đông đảo khách hàng :

  • Trực thuộc Viettel: Viettel là Tập đoàn Viễn thông có thương hiệu bền vững hơn 30 năm tại nước ta. Hạ tầng và công nghệ phát triển, tiềm lực tài chính dồi dào, cũng như kinh nghiệm phát triển dịch vụ dày dặn từ tập đoàn mẹ. VDTC chắc chắn sẽ đem tới dịch vụ thu phí không dừng chất lượng nhất.
  • Đa dạng điểm dịch vụ, dễ dàng đăng ký: VDTC có điểm dịch vụ cố định lẫn lưu động (Viettel Store, Viettel Telecom, Viettel Post, trạm BOT…) trải dài khắp 63 tỉnh thành. Điều này mang đến cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng và thuận tiện hơn.
  • Đăng ký dán thẻ tại nhà: Chỉ cần liên hệ qua app hay website ePass, khách hàng sẽ được hỗ trợ dán thẻ tận nơi.
  • Đa dạng hình thức thanh toán: Khách hàng có thể thanh toán qua tài khoản ePass, Viettel Pay hay trực tiếp đều được.
  • Đa dạng hình thức nạp tiền: Người dùng có thể nạp tiền vào tài khoản ePass từ hơn 40 ngân hàng, visa quốc tế, ví điện tử Momo, ngân hàng số Viettel Pay… hoặc ngay tại trạm BOT.
  • Không lo đọng vốn trong tài khoản: Bởi ePass được liên kết với Viettel Pay, khách hàng có thể để tiền tại ví điện tử để thanh toán mọi mặt hàng, dịch vụ hoặc rút tiền ra dễ dàng.
  • Thao tác đơn giản, quản lý dễ dàng: Giao diện ứng dụng ePass dễ nhìn, dễ sử dụng, nhiều tính năng và có đầy đủ các thông tin qua trạm để quản lý.
  • Hỗ trợ 24/7: VDTC phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi qua app ePass hoặc số hotline 1900 9080 (1000 VNĐ/phút).
  • Nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn: Đón lộc thần tài, quay số trúng vàng, miễn phí mở thẻ, miễn phí qua trạm lần đầu khi liên kết Viettel Pay…

Một trong những chương trình khuyến mãi, ưu đãi của VDTC dành cho các khách hàng dán thẻ thu phí không dừng ePass của mình

Một trong những chương trình khuyến mãi, ưu đãi của VDTC dành cho các khách hàng dán thẻ thu phí không dừng ePass của mình

Để hưởng những lợi ích này của thẻ ePass và VDTC, hãy đăng ký theo hướng dẫn dưới đây:

6. Lưu ý khi qua làn thu phí tự động ETC

Ngoài việc dán thẻ ePass, khi qua làn thu phí không dừng ETC, chủ phương tiện cũng cần lưu ý những điều sau để việc thu phí diễn ra thuận lợi hơn:

  • Khoảng cách và vận tốc xe khi đi vào làn ETC: Xe cách xe tối thiểu 15m. Vận tốc xe dưới 40 km/h. Điều này giúp cho hệ thống đọc được mã số đinh danh trên xe dễ dàng và chuẩn xác hơn.
  • Thẻ ePass bóc ra rồi dán lại sẽ không sử dụng được: Bởi thẻ đã bị hư hại và vô hiệu hóa. Lúc này, chủ phương tiện cần dán thẻ ePass mới với mức phí 120.000 VNĐ/thẻ.
  • Chú ý đến số tiền thực tế trong thẻ để qua trạm: Vì nếu số tiền thực tế trong thẻ ePass hoặc Viettel Pay nhỏ hơn hạn mức quy định một lần giao dịch qua trạm, chủ phương tiện sẽ không thể đi qua làn thu phí ETC. Thậm chí, chủ phương tiện còn bị phạt vì vi phạm quy định khi cố tình đi vào không dừng.
  • Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, thanh chắn và làm theo hướng dẫn của nhân viên điều hành tại trạm: Để quá trình thu phí diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.
  • Film dán kính cách nhiệt có thể sẽ cản trở việc đọc mã thẻ: Bởi hệ thống máy đọc với các bức xạ quét mã chuyên dụng khó có thể xuyên qua lớp film cách nhiệt này.

Cần tránh dùng phim cách nhiệt ở chỗ dán thẻ bởi đây là vật cản trở hệ thống của làn thu phí không dừng đọc mã thẻ

Cần tránh dùng phim cách nhiệt ở chỗ dán thẻ bởi đây là vật cản trở hệ thống của làn thu phí không dừng đọc mã thẻ

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi làn thu phí không dừng là gì? Có thể khẳng định ETC là làn dành riêng cho các phương tiện giao thông sử dụng hình thức thu phí không dừng. Với công nghệ hiện đại, đi qua làn thu phí ETC sẽ nhanh hơn làn thu phí MTC truyền thống khoảng 60 lần. Chính vì vậy, hãy dán thẻ ePass để sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VDTC, giúp tài xế di chuyển nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn.

ePass tiên phong giao thông số – Dán thẻ suôn sẻ hành trình

Đăng ký dán thẻ tại nhàtại đây

Tải App:

Xem thêm: