Bảng phí cao tốc Dầu Giây chi tiết tiện lợi

Bảng phí cao tốc Dầu Giây dưới đây sẽ giúp chủ phương tiện cá nhân hoặc các doanh nghiệp vận tải, có nhu cầu vận chuyển qua cao tốc này biết mức phí thu để chuẩn bị trước.

1. Thông tin chung về cao tốc Dầu Giây

Đường cao tốc Dầu Giây hiện tại đang hoạt động với đoạn cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Trong tương lai, cao tốc Dầu Giây sẽ có thêm 2 đoạn cao tốc đi vào hoạt động là Dầu Giây – Liên Khương và Phan Thiết – Dầu Giây

Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây được ký hiệu là HLD, dài 55km. 

Đoạn cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km 

Đoạn cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây dài 55 km

Cao tốc Dầu Giây là đoạn đường di chuyển từ Hồ Chí Minh đến Đồng Nai với lộ trình di chuyển như sau:

  • Điểm đầu là nút giao thông An Phú giao cắt với đại lộ Mai Chí Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
  • Sau đó, đường cao tốc kéo dài về hướng Đông 4km, giao với đường Vành đai II ở nút giao hình loa kèn trumpet đôi.
  • Sau khi qua cầu Long Thành, đường cao tốc kéo dài về hướng Đông Đông Nam và giao với Quốc lộ 51 (AH17) ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Tiếp theo, đường cao tốc kéo dài song song với Đường tỉnh 769, đi qua vùng nông nghiệp có diện tích rộng lớn của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và giao với Quốc lộ 1A (AH1) ở nút giao hình loa kèn trumpet
  • Cuối cùng, đường cao tốc tiếp tục chạy dài 3km hướng về điểm cuối là nút giao thông ở ngã tư Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. 

Với lộ trình như trên, cao tốc Dầu Giây đi qua 3 trạm thu phí là Long Phước, QL51 và Dầu Giây

Trạm thu phí Long Phước thuộc đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, tại vị trí số KM 11+850

Trạm thu phí Long Phước thuộc đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, tại vị trí số KM 11+850

2. Cước phí cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Biểu mức cước phí cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây được ban hành kèm theo Quyết định số 120/QĐ-VEC-HĐTV ngày 02/3/2017 của Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam. Mức cước phí tùy thuộc vào phương tiện chịu cước và lộ trình di chuyển thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây từ 100.000 – 380.000 VNĐ tùy loại phương tiện giao thông. Cụ thể như sau:

Phương tiện giao thông chịu cướcLộ trình
Long Phước – QL51QL51 – Dầu GiâyLong Phước – Dầu Giây
Xe dưới 12 ghế ngồi; xe có tải trọng dưới 2 tấn;
Các loại xe buýt vận tải khách công cộng;
40.000 VNĐ60.000 VNĐ100.000 VNĐ
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi;
Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn;
60.000 VNĐ90.000 VNĐ150.000 VNĐ
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn;
Xe đầu kéo không kéo theo rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc;
80.000 VNĐ120.000 VNĐ200.000 VNĐ
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn;
Xe chở hàng bằng container 20 feet
100.000 VNĐ140.000 VNĐ240.000 VNĐ
Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên;
Xe chở hàng bằng container 40 feet
160.000 VNĐ220.000 VNĐ380.000 VNĐ

Lưu ý: Cước phí trong bảng trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) 

Phí cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây từ 100.000 – 380.000 VNĐ tùy loại phương tiện giao thông

3. Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây sử dụng các hình thức thu phí nào? 

Hiện nay, các trạm thu phí của cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đang sử dụng hai hình thức thu phí là thu phí thủ công một dừng (MTC) và thu phí không dừng (ETC)

3.1 . Thu phí thủ công một dừng (MTC)

Thu phí thủ công một dừng (MTC) là hình thức thu phí sử dụng ấn chỉ mã vạch kết hợp hậu kiểm thông minh.

Hình thức thu phí này nổi bật với các đặc điểm như: 

  • Nhận dạng biển xe tự động 
  • Có chức năng hậu kiểm thông minh
  • Có hệ thống phần mềm thu phí hoàn chỉnh
  • Sử dụng vé giấy, in biên lai thu tiền mặt, giảm được tình trạng vé giả, vé sai mệnh giá, quay vòng vé
  • Phương tiện giao thông cần phải xếp hàng và dừng ít nhất 2 lần để mua vé, trả tiền
  • Các trạm được liên kết với nhau thông qua mạng internet và có thể quản lý tập trung tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc

Việc thu phí tại làn một dừng thường diễn ra khá lâu khi tài xế phải chờ lấy vé và thanh toán bằng tiền mặt. Gây ùn tắc kéo dài tại tuyến cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

3.2. Thu phí không dừng (ETC)

Thu phí không dừng (ETC) là hình thức thu phí áp dụng công nghệ hiện đại và xe không cần phải dừng lại trong quá trình thu phí

Hình thức thu phí này có các đặc điểm nổi bật như:

  • Chủ phương tiện không cần dừng để thanh toán
  • Hệ thống tự động nhận diện phương tiện xe cơ giới và trừ tiền trong tài khoản
  • Áp dụng hệ thống thanh toán phí điện tử

Xuất phát từ các đặc điểm trên, thu phí không dừng (ETC) mang lại nhiều lợi ích cho chủ phương tiện, nhà đầu tư BOT, nhà nước và xã hội như:

  • Với chủ phương tiện giao thông: Tiết kiệm thời gian, nhiên liệu, lưu thông ổn định và tăng tuổi thọ của xe.
  • Với nhà đầu tư BOT: Tiết kiệm chi phí xây dựng trạm, bảo trì, in vé giấy, cần ít nhân sự ở trạm phu phí hơn, vận hành trơn tru, hiệu quả và tránh thất thoát.
  • Với xã hội: Giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường  và giảm hình thức thanh toán bằng tiền mặt để phòng chống dịch bệnh.

Hình thức thu phí tự động đang được triển khai tại cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia giao thông.

Hình thức thu phí tự động đang được triển khai tại cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia giao thông.

Hiên tại, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây hiện đang sử dụng công nghệ thu phí tự động DSRC (Dedicated Short Range Communications). Công nghệ này có sự khác biệt với công nghệ RFID (Radio-Frequency Identification).

  • Công nghệ DSRC: Là công nghệ thông tin liên lạc tầm ngắn chuyên dụng, sử dụng thiết bị OBU-On Board Unit gắn trên phương tiện, tài khoản lưu trong thẻ IC.
  • Công nghệ RFID: Là công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến, dùng sóng radio để nhận diện phương tiện giao thông, sử dụng Thẻ Etag được dán trên kính lá hoặc đèn trước của xe, tài khoản lưu ở trung tâm thanh toán.

Còn với các trạm thu phí không dừng trên toàn quốc hầu hết được lắp đặt theo công nghệ RFID. Chỉ riêng trạm thu phí ở cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là đang sử dụng công nghệ DSRC. Điều này tạo nên sự không đồng nhất, khiến các phương tiện dán thẻ công nghệ RFID không thể qua được, cản trở việc thu phí, gây nên ùn tắc giao thông. Để tạm thời giải quyết vấn đề này, chủ phương tiện cần phải nộp phí bằng tiền mặt.

Mô hình hoạt động của hệ thống RFID được đánh giá là hiệu quả hơn so với DSRC

Mô hình hoạt động của hệ thống RFID được đánh giá là hiệu quả hơn so với DSRC

Tuy nhiên, ngày 17-6-2020, Thủ tướng đã ban hành quyết định số 19/2020/QĐ-TTg về việc thu phí ETC. Theo đó, hệ thống thu phí ETC sử dụng đồng nhất công nghệ. Chính vì vậy, việc lắp đặt và sử dụng thu phí không dừng áp dụng công nghệ RFID là điều cần thiết giúp các tài xế tiện lợi di chuyển hơn.

Trên thị trường thu phí hiện nay, VDTC là 1 trong 2 đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng uy tín, sử dụng thẻ định danh ePass dán trên kính hoặc đèn xe để nhận diện phương tiện giao thông khi qua trạm thu phí đường bộ không dừng. VDTC nổi bật với các ưu điểm như:

  • Trực thuộc tập đoàn Viettel: Viettel là tập đoàn lớn, uy tín, đã xây dựng được thương hiệu và niềm tin lâu năm đối với người tiêu dùng. Vì thế, chủ phương tiện có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng thẻ định danh ePass của VDTC.
  • Đa dạng điểm dịch vụ: VDTC có điểm cung cấp dịch vụ rộng khắp trên 63 tỉnh thành. Do đó, khách hàng ở bất cứ tỉnh thành nào cũng có thể đến điểm dịch vụ đăng ký sử dụng và giải quyết các vấn đề gặp phải xung quanh thẻ ePass dễ dàng.
  • Dịch vụ tiện lợi: Chủ phương tiện có thể đăng ký và dán thẻ theo nhiều hình thức như đăng ký dán online, tại nhà, tại các điểm dừng (ViettelStore, ViettelPost), tại các điểm lưu động… mang lại sự lựa chọn đa dạng và sự tiện lợi tối đa.
  • Đa dạng chương trình khuyến mãi: VDTC thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng như giảm 50% (tối đa 50k) khi đi qua trạm bằng tài khoản Viettel Pay; giảm 50% (tối đa 15k) khi nạp tiền khoản phí đường bộ ePass… Nhờ đó, khách hàng giảm được một khoản phí đáng kể trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ.
  • Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên môn cao: Đội ngũ nhân viên VDTC được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn khách hàng mọi lúc, 24/7. Vì thế, khi có bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào, khách hàng sẽ được giải quyết ngay, không mất thời gian chờ đợi lâu.

Hãy sử dụng thẻ định danh ePass để được miễn phí dán thẻ và mở tài khoản ngay hôm nay

Hãy sử dụng thẻ định danh ePass để được miễn phí dán thẻ và mở tài khoản ngay hôm nay

Với thẻ ePass, hiện nay khách hàng chưa nộp phí cao tốc Dầu Giây ở trạm thu phí không dừng được. Nhưng trong tương lai, khi tất cả các trạm thu phí được phát triển đồng độ, trạm thu phí ở cao tốc Dầu Giây sẽ được áp dụng thẻ công nghệ RFID cho phép sử dụng thẻ ePass. 

Vì thế, hãy sử dụng thẻ định danh ePass của VDTC ngay hôm nay để có nộp phí không dừng ở các trạm thu phí trên toàn quốc và trạm thu phí cao tốc Dầu Giây trong tương lai.Quý khách xem thêm chi tiết các trạm BOT thu phí tại mục Tư vấn 

ePass tiên phong giao thông số – Dán thẻ suôn sẻ hành trình

Liên hệ Trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7: 19009080

Xem thêm: