Vị trí dán thẻ thu phí không dừng đúng giúp qua trạm nhanh chóng 

Nhiều người dùng thắc mắc dù đã dán thẻ thu phí không dừng nhưng vẫn không qua được trạm. Vậy vị trí dán thẻ thu phí không dừng ở đâu mới chính xác giúp hệ thống nhận diện được? Bài viết sau sẽ cung cấp tới bạn vị trí dán thẻ đạt tiêu chuẩn, và cách dán thẻ đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà.

1. Vị trí dán thẻ thu phí không dừng ở đâu mới đúng?

Thẻ định danh ePass là thẻ được dán trên kính/đèn xe của phương tiện giúp việc lưu thông qua trạm trở nên dễ dàng. Thẻ ePass có chip chứa mã số mang thông tin về xe và chủ phương tiện. Sử dụng công nghệ RFID nhận nhiện tự động phương tiện bằng sóng vô tuyến, khi xe qua trạm sẽ đọc mã số trên thẻ ePass và truyền thông tin về hệ thống PC/PLC để đối chiếu với cơ sở dữ liệu. Nhờ đó phương tiện lưu thông qua trạm không phải dừng chờ thanh toán.

Để giúp hệ thống thu phí không dừng hoạt động tốt nhất, nhà cung cấp đưa ra 2 vị trí dán đạt tiêu chuẩn là:

  • Dán thẻ ePass trên kính xe: Vị trí dán thẻ epass trên xe đúng là mặt bên trong, cách mép dưới 10cm và cách mép phải 5cm.
  • Dán thẻ ở đèn xe: Vị trí dán thẻ epass đèn xe ở bên phải vị trí ngồi của lái xe. Vị trí dán tốt nhất là giữa xe cách các bề mặt kim loại của vỏ xe.

Có 2 loại thẻ dán ePass riêng biệt dùng để dán ở kính và đèn xe. Thẻ ePass dán đèn có đặc điểm trong suốt không gây cản trở đến tầm nhìn hay hoạt động giao thông, có khả năng chịu nhiệt, chịu mưa nắng tốt.

Thẻ ePass dám mặt trong của kính

Thẻ ePass dán mặt trong của kính xe

Epass dán kính xe

Thẻ ePass dán ở kính xe có đặc điểm trong suốt không gây cản trở đến hoạt động giao thông

2. Cách dán thẻ ePass trên kính xe

Dưới đây là hướng dẫn của ePass về quy trình dán thẻ thu phí không dừng trên kính xe đúng cách:

  • Bước 1: Dùng khăn ẩm lau sạch vị trí mặt kính bên trong phía ghế lái phụ. Sau đó để khô hoặc dùng dùng khăn khô lau sạch.
  • Bước 2: Xác định vị trí dán thẻ sao cho thẻ cách mép dưới của kính 10cm và mép phải 5cm. Bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như thước đo để xác định vị trí, và nên để cách bề mặt kính từ 15 – 20cm.
  • Bước 3: Bóc và dán thẻ. Nhẹ nhàng bóc lớp keo dính từ phía góc thẻ sau đó miết nhẹ đều tay cho thẻ dính hoàn toàn trên bề mặt kính và tránh nhăn nhúm.

Nhẹ nhàng dán thẻ

Dán nhẹ nhàng và miết chặt các mép của thẻ

Lưu ý: 

  • Nếu kính ô tô có dán phim cách nhiệt hệ thống thu phí không dừng sẽ không nhận diện được thông tin trên thẻ. Do đó bạn cần phải chuyển sang dán thẻ ePass lên đèn xe oto.
  • Bạn nên liên hệ với đội ngũ của ePass để được dán thẻ tại nhà, đảm bảo thẻ xe được dán đúng cách và đúng vị trí nhất.

3. Cách dán thẻ ePass Viettel trên đèn

Để tránh trường hợp thẻ ePass không hoạt động khi qua trạm BOT do dán sai cách hoặc sai vị trí dán thẻ thu phí không dừng, bạn nên liên hệ với đội ngũ của ePass để được hỗ trợ. Quy trình dán thẻ ePass ở đèn xe oto như sau:

  • Bước 1 – Làm sạch: Dùng khăn ẩm lau sạch bề mặt đèn xe phía bên phải chỗ ngồi của lái xe, sau đó để khô.
  • Bước 2 – Xác định vị trí dán thẻ: Vị trí dán thẻ phù hợp nhất là ở giữa đèn xe, vị trí này cách xa chỗ kim loại của vỏ xe. Vị trí miếng dán phải song song với mặt đất.
  • Bước 3 – Dán thẻ: Từ từ bóc lớp keo dính ở phía góc thẻ một cách nhẹ nhàng, sau đó dán lên xe và miết thật chặt các mép sao cho không còn không khí bên trong. Miết thêm vài lần nữa cho thẻ dán chặt vào đèn xe.

Dán ePass ở đèn xe

Vị trí dán thẻ ePass ở đèn xe

4. Câu hỏi liên quan về vị trí dán thẻ thu phí không dừng

1 – Có nên tự dán thẻ thu phí không dừng ePass không?

Trả lời: Bạn nên liên hệ với đội ngũ của ePass để được hỗ trợ dán thẻ đúng cách và đúng vị trí nhất, tránh trường hợp khi qua trạm BOT không thể nhận diện thẻ.

2 – Nếu dán thẻ sai bóc ra có dán lại được không?

Trả lời: Thẻ đã dán không bóc ra dán lại được, bởi vì sẽ làm hư hỏng thẻ, ảnh hưởng đến chip bên trong thẻ, camera không nhận diện được.

3 – Dán thẻ ePass có đi qua được tất cả các trạm thu phí BOT không?

Trả lời: Có. Vì hiện nay VDTC và VETC đã liên thông với nhau nên khi xe lưu thông qua các trạm BOT có hệ thống thu phí không dừng đều có thể sử dụng được thẻ ePass. Tuy nhiên, mỗi xe chỉ sử dụng được dịch vụ thẻ của 1 đơn vị cung cấp.

4 – Tại sao đã dán thẻ thu phí không dừng mà vẫn phải trả tiền mặt?

Trả lời: Do trong tài khoản giao thông không đủ tiền thanh toán phí. Ngày 7/10/2020, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị số 39/CT-TTg quy định xe chưa dán thẻ thu phí không dừng hoặc đã dán nhưng số tiền trong tài khoản không đủ để chi trả dịch vụ thu phí sẽ bị phạt tiền và tước bằng lái. Do vậy bạn cần đảm bảo tài khoản ePass đủ tiền để hệ thống có thể trừ tiền trong tài khoản.

Hiện nay, ePass đã triển khai nhiều hình thức nạp thẻ linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng thực hiện dễ dàng.

  • Cách 1: Nạp tiền tại điểm cung cấp dịch vụ
  • Cách 2: Nạp tiền vào tài khoản ePass bằng hình thức chuyển khoản
  • Cách 3: Nạp tiền vào tài khoản trên App và website của ePass
  • Cách 4: Nạp tiền qua ví Viettel Pay
  • Cách 5: Nạp tiền trên ví điện tử Momo

Chi tiết cách nạp tiền vào tài khoản ePass bạn có thể tham khảo tại đây.

Nạp tiền nhanh chóng qua Viettej Pay

Nạp tiền nhanh chóng dễ dàng với Viettel Pay

Như vậy, với cách hướng dẫn xác định vị trí dán thẻ thu phí không dừng và quy trình dán thẻ đã giúp bạn có thể chuẩn bị cho hành trình thuận lợi, suôn sẻ phía trước. Tuy nhiên, để đảm bảo thẻ xe được dán đúng cách và đúng vị trí, bạn nên liên hệ với đội ngũ của ePass để được dán thẻ tại nhà tiện lợi nhất. Nếu cần thêm thông tin tư vấn, hãy gọi tới số hotline 19009080 của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

ePass tiên phong giao thông số – Dán thẻ suôn sẻ hành trình

Liên hệ Trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7: 19009080