Thu phí không dừng giai đoạn 1 và thông tin người dân cần nắm rõ

Thu phí không dừng ở Việt Nam được chia làm 2 giai đoạn. Về cơ bản, thu phí không dừng giai đoạn 1 đã hoàn thành nhưng vẫn còn một số trạm thu phí chưa triển khai xong. Cùng tìm hiểu về tình hình triển khai thu phí giai đoạn 1 trong bài viết dưới đây để có thể dễ dàng quyết định đăng ký sử dụng dịch vụ.

1. Giới thiệu về thu phí không dừng giai đoạn 1

Thu phí không dừng giai đoạn 1 là dự án triển khai thu phí không dừng tại 44 trạm thu phí (BOO1), thuộc lộ trình Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Tây Nguyên) và một số tuyến cao tốc.

Hiện đã có 40 trạm do Công ty TNHH VETC triển khai đã hoàn thành giúp việc thu phí không dừng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, vẫn còn 4 trạm do Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) phụ trách chưa hoàn thành. Đó là 4 trạm thu phí trên 4 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành.

Nguyên nhân chủ yếu là do VEC chưa bố trí được nguồn vốn. Trong khi đó, việc xây dựng 4 trạm thu phí ở 4 tuyến cao tốc với 395 làn ETC theo công nghệ  RFID rất tốn kém. Ước tính chi phí đầu tư giai đoạn đầu gần 400 tỷ đồng, chi phí lắp đặt đầy đủ là 900 tỷ đồng.

Tình hình triển khai thu phí không dừng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 ở Việt Nam

Tình hình triển khai thu phí không dừng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 ở Việt Nam

Riêng trạm thu phí ở cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đã sử dụng hình thức thu phí không dừng. Tuy nhiên, trạm thu phí này lại sử dụng công nghệ thu phí không dừng OBU. Đây là công nghệ thu phí không dừng cũ, chưa thể liên thông với các trạm thu phí không dừng giai đoạn 1 sử dựng công nghệ thu phí RFID.

Hiện tại, Thủ tướng chính phủ đã chấp thuận cho 4 trạm thu phí này được triển khai chậm so với tiến độ, thực hiện thu phí không dừng khi bố trí được nguồn vốn.

2. Lợi ích của thu phí không dừng

Thu phí không dừng hiện đang được triển khai rộng rãi ở Việt Nam bởi những lợi ích mà hình thức thu phí này mang lại như:

  • Giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông: Xe không cần dừng lại, xếp hàng chờ đợi mua vé và thanh toán. Mỗi phương tiện đi qua trạm rất nhanh nên giảm được tình trạng tắc nghẽn ở trạm thu phí. Quá trình lưu thông xe được đảm bảo thông suốt.
  • Giảm ô nhiễm môi trường: Mỗi lần xe dừng ở trạm thu phí, tài xế sẽ phải khởi động lại xe và tăng tốc làm phát thải ra khói bụi gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, việc sử dụng vé giấy cũng khiến tiêu tốn tài nguyên, gia tăng khả năng vứt xả rác bừa bãi… Nhờ thu phí không dừng, các rủi ro gây ô nhiễm môi trường sẽ được hạn chế.
  • Tiết kiệm nhiên liệu: Do không cần phải dừng lại ở trạm thu phí, xe không cần khởi động lại sẽ tiêu tốn ít nhiên liệu hơn. Nhờ đó, chủ phương tiện cũng tiết kiệm được một khoản chi phí.
  • Tiết kiệm thời gian dừng đỗ: Việc kiểm soát xe qua trạm được thực hiện hoàn toàn bằng công nghệ hiện đại. Xe không cần dừng lại mà có thể di chuyển liên tục nên việc đi lại diễn ra thông suốt, liên tục. Nhờ đó, chủ phương tiện tiết kiệm thời gian hơn.
  • Không cần thanh toán tiền mặt: Chủ phương tiện không cần trả tiền mặt mà thanh toán bằng tiền trong tài khoản/ ví điện tử. Hình thức thanh toán này có độ an toàn và bảo mật cao, nhanh chóng và tiện lợi. Đồng thời, giảm được việc tiếp xúc trực tiếp và nguy cơ lây lan dịch bệnh.
  • Quản lý thông tin qua từng trạm: Mọi phương tiện qua trạm đều được giám sát, quản lý bằng công nghệ và lưu lại trên hệ thống. Nhờ đó, chủ BOT có thể dễ dàng đối soát, kiểm soát, hậu kiểm, thanh tra việc thu phí ở từng trạm. Còn chủ phương tiện có thể xem lại thông tin qua từng trạm của mình trên app nhanh chóng, tiện lợi.

Khi sử dụng dịch vụ thu phí không dừng, thông tin qua từng trạm đều hiển thị rõ dàng trên app

Khi sử dụng dịch vụ thu phí không dừng, thông tin qua từng trạm đều hiển thị rõ dàng trên app

3. Sử dụng dịch vụ thu phí không dừng cùng ePass

Hiện nay, các trạm thu phí của giai đoạn 1 do VETC quản lý đã ký hợp đồng liên thông khai thác với với VDTC. 

Vì thế, khi dán thẻ ePass, chủ phương tiện có thể dễ dàng đi qua trạm thu phí không dừng của giai đoạn 1 do VETC quản lý một cách dễ dàng.

ePass là một sản phẩm giao thông kỹ thuật số của VDTC. Dù là đơn vị ra đời sau, nhưng VDTC sớm đã được người dùng tin tưởng và lựa chọn nhờ những ưu điểm vượt trội sau: 

  • Trực thuộc tập đoàn Viettel: Viettel là tập đoàn viễn thông lớn có mạng lưới phủ khắp đất nước. Đây là đơn vị có tiềm lực lớn mạnh và kinh nghiệm công nghệ thông tin đứng đầu ở Việt Nam. Vì vậy, hách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng về dịch vụ của VDTC và thẻ ePass.
  • Dịch vụ rộng khắp 63 tỉnh thành: Thông qua hệ thống các điểm dịch vụ như Viettel Post, ViettelStore, trạm BOT và các điểm dán thẻ lưu động… Khách hàng đều có thể dễ dàng tiếp cận, đăng ký và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
  • Đa dạng hình thức nạp tiền, thanh toán: Khách hàng có thể nạp tiền ở các chi nhánh ngân hàng, điểm dịch vụ tại trạm thu phí VDTC; qua ngân hàng nội địa/ thẻ visa, ví điện tử Momo, Viettel Pay hoặc chuyển khoản tới tài khoản của công ty Cổ phần giao thông số Việt Nam tại BIDV. Việc thanh toán có thể diễn ra trên tài khoản ePass hoặc ví điện tử Viettel Pay.
  • Thao tác đơn giản, quản lý thông tin dễ dàng: Mọi thông tin giao dịch đều được lưu lại trên app ePass. Khách hàng có thể tải app về sử dụng, xem lại lịch sử giao dịch và các thông tin khác liên quan đến dịch vụ một cách dễ dàng.
  • Dán thẻ lần đầu: Bất cứ khách hàng nào khi đăng ký dịch vụ thu phí không dừng của VDTC lần đầu tiên, cũng sẽ nhận được ưu đãi dán thẻ.
  • Hỗ trợ 24/7: Khi cần hỗ trợ, khách hàng chỉ cần liên hệ qua app ePass hoặc tổng đài 1900 9080 (1.000 đồng/phút). Đội ngũ nhân viên của VDTC sẵn sàng hỗ trợ bất cứ lúc nào.
  • Đăng ký và dán thẻ tại nhà: Chỉ cần mất 1 phút là khách hàng có thể đăng ký dán thẻ online ngay tại nhà trên website/ app ePass. Sau đó, nhân viên VDTC sẽ liên lạc lại và đến dán thẻ tận nơi theo lịch đã hẹn. Vậy là chẳng cần đi đâu xa, khách hàng cũng có thể đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VDTC một cách dễ dàng.

Chỉ mất 1 phút, chủ phương tiện có thể  dễ dàng đăng ký dán thẻ ePass ngay tại nhà

Chỉ mất 1 phút, chủ phương tiện có thể  dễ dàng đăng ký dán thẻ ePass ngay tại nhà

Như vậy, thu phí không dừng giai đoạn 1 ở nước ta về cơ bản đã hoàn thành, 40 trạm thu phí không dừng đã hoàn thiện đều thuộc quyền quản lý của VETC. Tuy nhiên, chủ phương tiện hoàn toàn có thể dán thẻ ePass của VDTC để hưởng các lợi ích nêu trên và đi qua các trạm thu phí này dễ dàng. Bởi hiện nay VDTC đã liên kết với VETC và thẻ ePass được chấp nhận khi đi qua mọi trạm thu phí của VETC.

ePass tiên phong giao thông số – Dán thẻ suôn sẻ hành trình

Đăng ký dán thẻ tại nhàtại đây

Xem thêm: Dự án thu phí không dừng giai đoạn 2