Phí cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới trong khoảng 35.000 đến 200.000 VNĐ/lượt

Phí cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới dao động trong khoảng 35.000 – 200.000 VNĐ/lượt tùy phương tiện. Tài xế di chuyển qua đây có thể tham khảo bài viết này để biết mức phí cụ thể, thông tin liên quan, cách nộp phí trên cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới giúp đi lại dễ dàng, thuận lợi.

1. Thông tin chung về cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới

Đường cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới có chiều dài là 40 km. Nhờ xây dựng tuyến cao tốc này mà tổng thời gian từ thành phố Thái Nguyên lên thành phố Bắc Kạn được rút ngắn, chỉ còn khoảng hơn 1 giờ.

  • Điểm đầu đường giao với Quốc lộ 3 tại Km 75+750 (thuộc địa phận xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). 
  • Điểm cuối giao với đường trục khu công nghiệp Thanh Bình (thuộc địa phận xã Thanh Bình, huỵên Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn). 

Đường Thái Nguyên – Chợ Mới thuộc loại đường cấp III miền núi, tương đương quốc lộ. Đường được thiết kế 2 chiều, một làn xe cơ giới và rộng 12m, với vận tốc thiết kế từ 60 – 80 km/h. Đây là đoạn đường xây dựng theo tiêu chuẩn tiền cao tốc và sẽ được nâng cấp thành đường cao tốc trong giai đoạn sau.

Đường Thái Nguyên – Chợ Mới dài 40 km, được xây dựng theo tiêu chuẩn tiền cao tốc

Đường Thái Nguyên – Chợ Mới dài 40 km, được xây dựng theo tiêu chuẩn tiền cao tốc

Dự án này hiện có 2 trạm thu phí:

  • Một trạm đặt trên tuyến đường Thái Nguyên – Chợ Mới (Km 72+930)
  • Một trạm đặt trên Quốc lộ 3 tại Km 77+922 (khu vực Bờ Đậu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).

Xem thêm: Thông tin và giá vé trạm thu phí cầu Văn Lang

2. Bảng phí cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới

Theo Thông tư số 175/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, mức phí tại trạm thu phí Km 72+930 nằm trên tuyến đường Thái Nguyên – Chợ Mới và trạm thu phí tại Km 77+922 đặt ở Quốc lộ 3 như sau:

NhómPhương tiệnMức phí
Vé lượtVé thángVé Quý
1Xe dưới 12 ghế ngồi; xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng35,0001,050,0002,835,000
2Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải
trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn
50,0001,500,0004,050,000
3Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn, ô tô đầu kéo không kéo theo sơmi rơ mooc, rơ mooc75,0002,250,0006,075,000
4Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet140,0004,200,00011,340,000
5Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet200,0006,000,00016,200,000

Lưu ý: 

  • Cước phí trong bảng trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
  • Tải trọng của phương tiện là tải trọng theo thiết kế (trọng tải hàng hóa) dựa trên Giấy chứng nhận đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Đối với xe chở hàng bằng container (bao gồm cả đầu kéo moóc chuyên dùng) tính theo trọng lượng toàn bộ của xe (kể cả chở hàng và không chở hàng).
  • Mức phí trên áp dụng riêng cho mỗi trạm.

Phí cao tốc Thái Nguyên – Chợ mới từ 35.000 – 200.000 VNĐ/lượt

Phí cao tốc Thái Nguyên – Chợ mới từ 35.000 – 200.000 VNĐ/lượt

Cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới hiện đã áp dụng hình thức thu phí không dừng. Đây là hình thức thu phí áp dụng công nghệ hiện đại để nhận diện xe tự động và trừ tiền trong tài khoản của chủ phương tiện.

Hình thức thu phí không dừng mang lại cho người dùng nhiều lợi ích như:

  • Không phải dừng và chờ đợi khi thanh toán.
  • Giữ được tốc độ lưu thông ổn định, tiết kiệm thời gian di chuyển.
  • Tiết kiệm nhiên liệu, tăng tuổi thọ của xe.
  • Giám sát, quản lý, lưu vết từng giao dịch để kiểm tra lại dễ dàng.
  • Thanh toán điện tử với độ chính xác tới 99,5%.

3. Thu phí không dừng nhanh chóng, tiện lợi cùng ePass

Ở Việt Nam, VDTC là đơn vị thu phí không dừng uy tín, được tin dùng hiện nay. Với thẻ định danh ePass, chúng tôi mang đến cho khách hàng sử dụng dịch vụ thu phí không dừng một cách dễ dàng.

3.1. Dịch vụ thu phí không dừng của VDTC và thẻ ePass

Khách hàng có thể dán thẻ ePass của VDTC để sử dụng dịch vụ và tận hưởng những lợi ích như:

  • Thu phí nhanh hơn gấp 60 lần: Chỉ cần tài xế đi qua trạm thu phí, hệ thống sẽ tự động nhận diện và trừ tiền trong tài khoản. Mọi việc diễn ra nhanh chóng, chưa đầy 1 phút, nhanh hơn vé tay tới 60 lần.
  • Đa dạng điểm dịch vụ – trải dài trên cả nước: VDTC có điểm dịch vụ ở khắp 63 tỉnh thành, trải dài từ Bắc tới Nam giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn điểm gần mình nhất để tới đăng ký dán thẻ, sử dụng dịch vụ. 
  • Dịch vụ tiện lợi – dán thẻ tại nhà: Chỉ cần sử dụng điện thoại/máy tính là khách hàng có thể đăng ký dán thẻ ePass online dễ dàng tại app/website. Sau đó, nhân viên VDTC sẽ đến tận nơi dán thẻ cho khách hàng mà chẳng cần đi đâu xa.
  • Ưu đãi ngập tràn mỗi ngày: Dán thẻ lần đầu, miễn phí qua trạm lần đầu khi liên kết tài khoản ePass với ví Viettel Pay, giảm 50% khi qua trạm bằng tài khoản Viettel Pay, giảm 50% khi nạp tiền khoản phí đường bộ ePass, quay số trúng thưởng…
  • Đội ngũ nhân sự tận tâm: Đông đảo, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ sử dụng dịch vụ, giải đáp thắc mắc mọi lúc, mọi nơi.

Thẻ ePass và dịch vụ thu phí không dừng của VDTC

Thẻ ePass và dịch vụ thu phí không dừng của VDTC giúp tài xế xua tan mệt mỏi, tận hưởng nhiều lợi ích hấp dẫn

3.2. Cách đăng ký thẻ ePass và sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VDTC

Để đăng ký dịch vụ thu phí không dừng của VDTC, tài xế đi trên cao tốc Thái Nguyên – Chợ mới có thể làm theo 3 cách sau:

3.2.1. Đăng ký ngay tại trạm BOT Thái Nguyên – Chợ Mới

Hiện nay, VDTC có 1 trạm thu phí nằm trên cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới. Tài xế khi đi qua cao tốc này có thể  dừng ngay tại trạm và đăng ký sử dịch dịch vụ thu phí không dừng của VDTC. Nhân viên trạm sẽ dán thẻ ePass vào kính hoặc đèn xe của khách hàng ngay sau khi đăng ký thành công giúp viêc di chuyển thuận tiện, dễ dàng hơn.

Để đăng ký dịch vụ thành công, khách hàng cần chuẩn bị trước các dịch vụ sau:

  • Đối với chủ phương tiện cá nhân: CMT/CCCD/Hộ chiếu, đăng ký xe, đăng kiểm xe.
  • Đối với doanh nghiệp vận tải: Giấy phép đăng ký kinh doanh, số CV/QĐ (nếu là cơ quan nhà nước), CMT/CCCD/Hộ chiếu (nếu là người đại diện hoặc người được ủy quyền), giấy ủy quyền (nếu không phải là người đại diện), đăng ký xe, đăng kiểm xe.

Tài xế có thể đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VDTC và dán thẻ ePass ngay tại trạm thu phí Thái Nguyên – Chợ Mới

Tài xế có thể đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VDTC và dán thẻ ePass ngay tại trạm thu phí Thái Nguyên – Chợ Mới

Ngoài trạm BOT này, khách hàng cũng có thể đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng tại các trạm BOT khác hoặc các bưu cục Viettel, cửa hàng ViettelStore, điểm dán thẻ ePass lưu động ở 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

Xem thêm: Thông tin và giá vé trạm thu phí Lương Sơn – các tài xế cần nắm rõ

3.2.2. Đăng ký dễ dàng với ứng dụng ePass

Trước khi đăng ký, khách hàng cần tải ứng dụng ePass về điện thoại. Sau đó, làm theo 2 bước sau:

Bước 1: Mở ứng dụng ePass trên điện thoại rồi nhấn vào mục Đăng ký. Sau đó, nhập đầy đủ các thông tin liên quan đến chủ phương tiện cá nhân và thẻ:

  • Thông tin chủ phương tiện cá nhân: Họ tên; số điện thoại; ngày sinh; số CMND/CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp.
  • Thông tin dán thẻ: Tên chủ phương tiện; biển số  xe; loại phương tiện; tải trọng/số chỗ (theo đăng ký xe); lần dán thẻ; địa chỉ khách hàng mong muốn dán thẻ; thời gian dán thẻ mong muốn, ngày dán thẻ, thời gian.

Sau khi nhập đầy đủ các thông tin trên, nhấn nút Đăng ký. Hệ thống dịch vụ của VDTC sẽ tự động gửi mã OTP về máy điện thoại của khách hàng.

Điền các thông tin vào ô trống rồi ấn Đăng ký

Điền các thông tin vào ô trống rồi ấn Đăng ký

Bước 2: Mở tin nhắn vừa được gửi đến, lấy mã OTP nhập vào ô trống rồi nhấn Xác nhận. Hệ thống sẽ hiển thị thông báo khách hàng đã đăng ký tài khoản thành công trên ứng dụng ePass.

Nhấn nút xác nhận

Nhấn nút xác nhận

Hệ thống báo đăng ký tài khoản trên ứng dụng ePass thành công

Hệ thống báo đăng ký tài khoản trên ứng dụng ePass thành công

Lưu ý: Cách đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng này chỉ áp dụng với chủ phương tiện cá nhân, không dành cho doanh nghiệp vận tải.

3.2.3. Đăng ký trên website ePass tiện lợi

Khác với cách đăng ký trên ứng dụng ePass, cách đăng ký dịch vụ thu phí không dừng của VDTC trên website ePass áp dụng cho cả chủ phương tiện cá nhân lẫn doanh nghiệp vận tải. Tài xế đi trên cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới chỉ cần làm theo 3 bước sau:

Bước 1: Vào website ePass theo link https://epass-vdtc.com.vn/. Sau đó, nhấn vào nút Đăng ký ngay ở giữa, phía bên phải màn hình. 

Ấn nút Đăng ký ngay 

Ấn nút Đăng ký ngay

Bước 2: Nhập các thông tin liên quan đến chủ phương tiện cá nhân/doanh nghiệp vận tải và thẻ:

Nếu là chủ phương tiện cá nhân: Chọn Khách hàng cá nhân rồi nhập các thông tin  sau vào ô trống:

  • Thông tin chủ phương tiện: Họ tên; số điện thoại; ngày sinh; số CMND/CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; email.
  • Thông tin dán thẻ: Tên chủ phương tiện; biển số xe; loại biển số; loại phương tiện; tải trọng/số chỗ (theo đăng ký xe); lần dán thẻ; hình thức dán; địa chỉ dán thẻ (số nhà, đường phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố); thời gian dán thẻ mong muốn.

Chọn Khách hàng cá nhân rồi điền các thông tin được vào ô trống

Chọn Khách hàng cá nhân rồi điền các thông tin được vào ô trống

Nếu là doanh nghiệp vận tải: Chọn Khách hàng doanh nghiệp rồi nhập các thông tin  sau vào ô trống:

  • Thông tin doanh nghiệp vận tải: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, ngày thành lập; số đăng ký kinh doanh/mã số tổ chức, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ doanh nghiệp (số nhà, đường phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố); số điện thoại, email.
  • Thông tin người đại diện doanh nghiệp vận tải: Họ tên, số điện thoại, ngày sinh, số giấy tờ, ngày cấp, nơi cấp, email.
  • Thông tin dán thẻ: Số lượng xe đăng ký, hình thức dán, địa chỉ dán (số nhà, đường phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố), thời gian dán mong muốn.

Chọn Khách hàng doanh nghiệp và điền các thông tin vào ô trống

Chọn Khách hàng doanh nghiệp và điền các thông tin vào ô trống

Sau khi nhập đầy đủ thông tin cần thiết, nhấn nút Đăng ký. Hệ thống sẽ tự động gửi mã OTP về số điện thoại của người đại diện doanh nghiệp vận tải.

Bước 3: Nhập mã OTP có trong tin nhắn điện thoại nhận được vào ô trống rồi nhấn Xác nhận. Quá trình đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của doanh nghiệp vận tải hoàn tất.

Chủ phương tiện cá nhân điền mã OTP rồi ấn Xác nhận

Chủ phương tiện cá nhân điền mã OTP rồi ấn Xác nhận

Người đại diện doanh nghiệp vận tải điền mã OTP rồi ấn Xác nhận

Người đại diện doanh nghiệp vận tải điền mã OTP rồi ấn Xác nhận

Lưu ý: Khi đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng tại website hoặc app ePass, chủ phương tiện cá nhân cần chờ 2 – 4 ngày để nhân viên VDTC tiếp nhận, xử lý thông tin. Sau đó, nhân viên sẽ liên lạc lại để đến tận nơi để làm hợp đồng, cung cấp mật khẩu đăng nhập ứng dụng ePass và dán thẻ lên kính/đèn xe cho chủ phương tiện cá nhân/doanh nghiệp vận tải.

Với 3 cách đăng ký trên, khách hàng có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VDTC, dán thẻ ePass. Nhờ đó, việc nộp phí cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới và các tuyến cao tốc khác triển khai dịch vụ thu phí không dừng đơn giản, nhanh chóng hơn. Nếu muốn đăng ký dán thẻ ePass và biết thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ với VDTC ngay hôm nay.

Để biết thêm chi tiết về các BOT thu phí quý khách vào mục Tư vấn 

ePass tiên phong giao thông số – Dán thẻ suôn sẻ hành trình

Đăng ký dán thẻ tại nhàtại đây

Tải App:

Xem thêm: Phí cao tốc Hà Nội – Việt Trì và những thông tin quan trọng