Mức phí đường cao tốc Hà Nội – Yên Bái tài xế cần nắm rõ

Phí đường cao tốc Hà Nội – Yên Bái hiện nay khoảng 20.000 – 590.000 VNĐ/lượt tùy phương tiện và lộ trình di chuyển. Hãy đọc ngay bài viết sau để hiểu hơn về mức phí đường cao tốc này và các thông tin liên quan bạn nhé.

1. Thông tin chung về cao tốc Hà Nội – Yên Bái

Cao tốc Hà Nội – Yên Bái thuộc tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai, tính đến nút giao IC14 tại An Thịnh, Văn Yên, Yên Bái.

Dự án này khởi công từ quý 3 năm 2008 và hoàn thành vào ngày 21/9/2014. Theo thiết kế, đoạn Hà Nội – Yên Bái có 4 làn xe rộng 3,75 m/làn với vận tốc 120km/h, 2 làn dừng khẩn cấp rộng 3m/làn.

Điểm đầu của cao tốc Hà Nội – Yên Bái là nút giao giữa Quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài tại Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội (Km 0+00). Điểm cuối là Km 123+080 (Yên Bái)

Cao tốc Hà Nội – Yên Bái là một phần của tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai với điểm cuối tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Cao tốc Hà Nội – Yên Bái là một phần của tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai với điểm cuối tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Ngoài ra, năm 2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định bổ sung tuyến đường nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài – Lào Cai có chiều dài 52 km. Điểm đầu nút của đoạn đường này là IC14 tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Điểm cuối là Km 209+500 giao với Quốc lộ 32 thuộc thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

2. Các trạm thu phí cao tốc Hà Nội – Yên Bái

Hiện nay, cao tốc Hà Nội – Yên Bái có 11 trạm thu phí. Đó là:

  • Trạm thu phí IC03: Đi khu công nghiệp Bình Xuyên
  • Trạm thu phí IC04: Đi thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Yên
  • Trạm thu phí IC05: Đi thị trấn Tam Dương, Giao với quốc lộ 2C
  • Trạm thu phí IC06: Đi thị trấn Lập Thạch, cầu Việt Trì
  • Trạm thu phí IC07: Đi đường Phù Đổng (Việt Trì)
  • Trạm thu phí IC08: Đi Quốc lộ 2
  • Trạm thu phí IC09: Đi đường Hồ Chí Minh
  • Trạm thu phí IC10: Đi đường quốc lộ 32C
  • Trạm thu phí IC11: Đi tỉnh lộ 321
  • Trạm thu phí IC12: Đi đường U Cơ (thành phố Yên Bái)
  • Trạm thu phí IC14: Đi tỉnh lộ 151

3. Bảng phí cao tốc Hà Nội – Yên Bái

Phí cao tốc Hà Nội – Yên Bái được áp dụng từ 6 giờ ngày 25/11/2018 với bảng giá như sau:

  • Loại 1: Xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi hoặc xe buýt công cộng, xe tải dưới 2 tấn
  • Loại 2: Xe ô tô có 12 – 30 chỗ ngồi hoặc xe tải từ 2 – dưới 4 tấn
  • Loại 3: Xe ô tô có từ 31 chỗ ngồi trở lên hoặc xe tải từ 4 – dưới 10 tấn
  • Loại 4: Xe tải từ 10 – dưới 18 tấn hoặc xe chở hàng bằng container 20 fit
  • Loại 5: Xe tải từ 18 tấn trở lên hoặc xe chở hàng bằng container 40 fit
Lộ trìnhPhương tiện giao thông chịu phí
Loại 1 (VNĐ)Loại 2 (VNĐ)Loại 3 (VNĐ)Loại 4 (VNĐ)Loại 5 (VNĐ)
Km6↔IC11150.000220.000 300.000 370.000 590.000 
IC3↔IC11130.000 190.000 250.000 310.000 500.000 
IC4↔IC11110.000 170.000 220.000 280.000 440.000 
IC6↔IC1190.000 130.000 180.000 220.000 350.000 
IC7↔IC1170.000110.000 150.000 190.000 300.000 
IC8↔IC1170.000 100.000 130.000 160.000 260.000 
IC9↔IC1150.000 70.000 100.000 120.000 190.000 
IC10↔IC1130.000 40.000 60.000 70.000 120.000 
IC11↔IC1220.000 40.000 50.000 60.000 100.000 
IC11↔IC1460.000 100.000 130.000 160.000 250.000 

Lưu ý: Cước phí trong bảng trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT)

Phí đường cao tốc Hà Nội – Yên Bái khoảng 20.000 – 590.000 VNĐ/lượt

Phí đường cao tốc Hà Nội – Yên Bái khoảng 20.000 – 590.000 VNĐ/lượt

Hiện nay, cao tốc Hà Nội – Yên Bái (Hà Nội – Lào Cai) đang sử dụng hình thức thu phí một dừng (MTC) nên dễ gây ùn tắc do lưu lượng di chuyển qua tuyến cao.

Tuy nhiên, trên cả nước đã có 91 trạm thu phí sử dụng hình thức thu phí không dừng (ETC). Hình thức thu phí này có nhiều ưu điểm như: 

  • Minh bạch khoản thu trong các dự án BOT
  • Thuận tiện cho việc nộp phí
  • Giảm ùn tắc giao thông
  • Tiết kiệm thời gian di chuyển

Vì thế, tài xế nên sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của các đơn vị cung cấp uy tín để tận dụng những ưu điểm này và có thể nộp phí thuận tiện trên 91 trạm thu phí trên cả nước.

Là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ uy tín không dừng với thẻ định danh ePass, VDTC có nhiều ưu điểm như:

  • Nền tảng và kinh nghiệm lâu năm từ tập đoàn mẹ hàng đầu Việt Nam: VDTC là công ty trực thuộc tập đoàn Viettel – tập đoàn viễn thông đã có hơn 32 năm hoạt động và phát triển. Vì thế, VDTC được thừa hưởng công nghệ và kinh nghiệm phát triển của Viettel. Giúp xây dựng ePass thành thương hiệu cung cấp dịch vụ thu phí không dừng hàng đầu tại nước ta.
  • Dịch vụ trải khắp 63 tỉnh thành: VDTC cung cấp dịch vụ thu phí không dừng cho tất cả các khách hàng tại các điểm Viettel Post, Viettel Store, Viettel Telecom khắp 63 tỉnh trên cả nước. Do đó, dù ở nơi đâu khách hàng cũng có thể sử dụng dịch vụ này của VDTC.
  • Đăng ký dán thẻ tại nhà: Nếu không tiện đến các điểm đăng ký, khách hàng có thể đăng ký dịch vụ dán thẻ trên website hoặc app ePass. Sau khi nhận được thông tin, trong vòng 2 – 4 ngày, nhân viên của VDTC sẽ liên hệ lại để xác nhận và đến tận nhà dán thẻ ePass lên xe cho khách hàng.
  • Dán thẻ lần đầu: Với mong muốn tất cả khách hàng trên cả nước đều có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ thu phí không dừng hiện đại, VDTC dán thẻ ePass cho mọi khách hàng có nhu cầu.

Đăng ký dán thẻ ePass ngay tại nhà chỉ với 1 phút đăng ký

Đăng ký dán thẻ ePass ngay tại nhà chỉ với 1 phút đăng ký

Bên cạnh việc nộp phí nhanh chóng và thuận tiện trên 91 trạm thu phí đã triển khai hình thức thu phí không dừng trên cả nước, bạn cũng có thể nộp phí đường cao tốc Hà Nội – Yên Bái với thẻ ePass nếu đoạn cao tốc này cũng áp dụng hình thức thu phí không dừng trong thời gian tới. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

  • ePass tiên phong giao thông số – Dán thẻ suôn sẻ hành trình
  • Đăng ký dán thẻ tại nhàtại đây
  • Tải App:
  • IOS: tại đây
  • Android: tại đây
  • Liên hệ Trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7: 19009080

Xem thêm: