Mức phí cao tốc Hà Nội – Thái Bình

Phí cao tốc Hà Nội – Thái Bình từ 10.000 – 120.000 VNĐ/lượt tùy từng phương tiện, đoạn đường di chuyển và trạm thu phí. Đọc bài viết này sẽ giúp tài xế di chuyển qua cao tốc Hà Nội – Thái Bình hiểu hơn về mức phí này và các thông tin liên quan đến lộ trình giúp di chuyển thuận lợi hơn.

1. Hướng dẫn đi cao tốc Hà Nội – Thái Bình

Tuyến đường đi từ Hà Nội đến Thái Bình dài 106 km, mất khoảng 2 giờ chạy xe. Không có tuyến cao tốc đi thẳng từ Hà Nội đến Thái Bình nên tài xế sẽ phải đi qua nhiều cao tốc và đoạn đường chuyển tiếp.

Để đi từ Hà Nội đến Thái Bình, tài xế cần đi qua cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình. Tới nút giao Liêm Tuyền, tài xế rẽ trái đi theo Quốc lộ 21A đến thành phố Nam Định. Qua cầu vượt Nam Định, tài xế đi theo Quốc lộ 10 và chạy thẳng qua đền Trần đến cầu Tân Đệ. Tiếp tục chạy thẳng tới đường Hùng Vương là tài xế đến trung tâm thành phố Thái Bình.

Tuyến đường Hà Nội – Thái Bình là sự tổng hợp của nhiều đoạn đường khác nhau, trong đó có cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

Tuyến đường Hà Nội – Thái Bình là sự tổng hợp của nhiều đoạn đường khác nhau, trong đó có cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình

2. Các trạm thu phí cao tốc Hà Nội – Thái Bình

Tuyến đường từ Hà Nội đến Thái Bình có 4 trạm thu phí. Đó là:

  • Trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ
  • Trạm thu phí Đại Xuyên – Liêm Tuyền (Cầu Giẽ – Ninh Bình)
  • Trạm thu phí Mỹ Lộc (Nam Định)
  • Trạm thu phí Đông Hưng (Thái Bình)

Khoảng cách từ Hà Nội đến một số huyện ở Thái Bình là khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Hà Nội – Đông Hưng: 101 km.
  • Hà Nội – Hưng Hà: 82,6 km.
  • Hà Nội – Kiến Xương: 117 km.
  • Hà Nội – Quỳnh Phụ: 88,6 km.
  • Hà Nội – Thái Thụy: 119 km.
  • Hà Nội – Tiền Hải: 134 km.
  • Hà Nội – Vũ Thư: 97,4 km.

3. Phí cao tốc Hà Nội – Thái Bình

Khi đi từ Hà Nội đến Thái Bình, tài xế phải đi qua nhiều đoạn cao tốc khác nhau. Mức phí của từng đoạn cao tốc như sau:

3.1. Phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình 

  • Loại 1: Xe dưới 12 ghế ngồi; xe có tải trọng dưới 2 tấn; Các loại xe buýt vận tải khách công cộng;
  • Loại 2: Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn;
  • Loại 3: Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn; Xe đầu kéo không kéo theo rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc;
  • Loại 4: Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; Xe chở hàng bằng container 20 feet
  • Loại 5: Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên; Xe chở hàng bằng container 40 feet
Lộ trìnhPhương tiện giao thông chịu phí (VNĐ)
Loại 1Loại 2Loại 3Loại 4Loại 5
Pháp Vân – Thường TínVé lượt10.000 20.000 20.000 30.00050.000 
Vé tháng300.000 600.000 600.000 900.000 1.500.000
Pháp Vân – Vạn ĐiểmVé lượt25.000 35.000 50.000 60.000 100.000 
Vé tháng750.000 1.050.0001.500.000 1.800.000 3.000.000 
Pháp Vân – Đại XuyênVé lượt35.000 45.000 55.000 85.000 130.000 
Vé tháng1.050.000 1.350.000 1.650.000 2.550.000 3.900.000 
Pháp Vân – Hà NamVé lượt35.000 45.000 55.000 85.000 135.000 
Vé tháng1.050.000 1.350.000 1.650.000 2.550.000 4.050.000
Pháp Vân – Vực VòngVé lượt50.000 65.000 85.000 115.000 175.000 
Pháp Vân – Liêm TuyềnVé lượt65.000 85.000 115.000 145.000 220.000 
Pháp Vân – Cao BồVé lượt105.000 145.000 195.000 225.000 340.000 

3.2. Phí cao tốc trạm Mỹ Lộc

Phương tiện giao thông chịu phíVé lượt (VNĐ)Vé tháng (VNĐ)Vé quý (VNĐ)
Xe dưới 12 ghế ngồi; xe có tải trọng dưới 2 tấn;
Các loại xe buýt vận tải khách công cộng;
15.000450.000 1.200.000 
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi;
Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn;
25.000 750.000 2.000.000 
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn;
Xe đầu kéo không kéo theo rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc;
35.000 1.050.000 2.800.000 
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn;
Xe chở hàng bằng container 20 feet
60.000 1.800.0004.800.000 
Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên;
Xe chở hàng bằng container 40 feet
120.000 3.600.000 9.600.000 

3.3. Phí cao tốc trạm thu phí Đông Hưng

Phương tiện giao thông chịu phíVé lượt (VNĐ)Vé tháng (VNĐ)Vé quý (VNĐ)
Xe dưới 12 ghế ngồi; xe có tải trọng dưới 2 tấn;
Các loại xe buýt vận tải khách công cộng;
20.000600.0001.620.000
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi;
Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn;
30.000 900.000 2.430.000 
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn;
Xe đầu kéo không kéo theo rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc;
45.000 1.350.000 3.645.000 
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn;
Xe chở hàng bằng container 20 feet
70.000 2.100.0005.670.000 
Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên;
Xe chở hàng bằng container 40 feet
120.000 3.600.000 9.720.000 

Lưu ý: Cước phí trong các bảng trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT)

Phí cao tốc Hà Nội – Thái Bình dao động trong khoảng 10.000 – 120.000 VNĐ/lượt tù từng trường hợp cụ thể

Phí cao tốc Hà Nội – Thái Bình dao động trong khoảng 10.000 – 120.000 VNĐ/lượt tù từng trường hợp cụ thể

4. Lợi ích của việc sử dụng thu phí không dừng cao tốc Hà Nội – Thái Bình của ePass

Hiện các trạm thu phí trên tuyến Hà Nội – Thái Bình đã áp dụng dịch vụ thu phí không dừng, nhằm mang lại sự tiện lợi khi di chuyển cho người dân. Dịch vụ thu phí không dừng có nhiều ưu điểm như:

  • Thanh toán tiện lợi: Hệ thống tự động trừ tiền trong tài khoản. Tài xế không cần chuẩn bị tiền lẻ hay chờ trả lại tiền thừa như khi thanh toán bằng tiền mặt.
  • Không mất thời gian dừng đỗ: Tài xế có thể đi qua trạm như khi di chuyển bình thường. Việc thu phí diễn ra nhanh hơn gấp 60 lần so với thu phí một dừng. Nhờ đó, tài xế tiết kiệm thời gian di chuyển hơn.
  • Tiết kiệm nhiên liệu: Tài xế không dần dừng đỗ và khởi động lại xe gây tốn nhiên liệu nên tiết kiệm thêm được một khoản tiền.
  • Dễ dàng kiểm soát hành trình qua từng trạm: Mọi giao dịch của phương tiện giao thông đi qua trạm đều được giám sát, quản lý, lưu vết lại trên hệ thống để chủ BOT dễ dàng quản lý. Tài xế cũng dễ dàng xem lại hành trình qua từng trạm trên app chuyên dụng.

Là đơn vị triển khai dịch vụ thu phí không dừng có tiếng trên thị trường Việt, VDTC cùng thẻ ePass nổi bật với các ưu điểm như:

  • Trực thuộc Tập đoàn Viettel: Viettel là Tập đoàn Viễn thông Quân đội có hơn 22 năm phát triển trên thị trường Việt. Vì thế, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm vào chất lượng và uy tín của Viettel, cũng như VDTC – một thành viên trực thuộc tập đoàn Viettel.
  • Điểm dịch vụ trải dài khắp 63 tỉnh thành: Dù ở đâu trên khắp dải đất hình chữ S, bạn cũng có thể dễ dàng đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của chúng tôi. Bởi VDTC hiện có rất nhiều điểm dịch vụ trên toàn quốc như Viettel Post, Viettel Store, Viettel Telecom, các trạm BOT…
  • Dán thẻ lần đầu: Nhằm mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng, VDTC dán thẻ ePass cho mọi đối tượng người dùng đăng ký.
  • Đăng ký và dán thẻ tại nhà: Hiểu được sự bận rộn và nỗi lo của khách hàng khi đi ra ngoài mùa dịch bệnh, VDTC đã mang đến cho khách hàng dịch vụ đăng ký dán thẻ online, ngay tại nhà. Khách hàng có thể đăng ký dán thẻ ngay trên website hoặc app ePass. Sau đó, nhân viên VDTC sẽ liên lạc lại và đến tận nhà dán thẻ cho khách hàng.

ePass – Một sản phẩm của Tập đoàn Viettel - luôn được chúng tôi không ngừng cải tiến và hoàn thiện mỗi ngày

ePass – Một sản phẩm của Tập đoàn Viettel – luôn được chúng tôi không ngừng cải tiến và hoàn thiện mỗi ngày

Hãy đăng ký dịch vụ thu phí không dừng của VDTC và dán thẻ ePass để việc di chuyển, nộp phí cao tốc Hà Nội – Thái Bình thuận tiện hơn. Đồng thời, việc di chuyển trên mọi đoạn đường cao tốc sử dụng dịch vụ thu phí không dừng càng thêm suôn sẻ. Quý khách xem thêm mục Tư vấn để có chi tiết về các điểm BOT.

ePass tiên phong giao thông số – Dán thẻ suôn sẻ hành trình

Đăng ký dán thẻ tại nhàtại đây

Xem thêm: