Hình thức thu phí không dừng tại Việt Nam hiện nay

Hình thức thu phí không dừng đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam. Nhiều tài xế đã biết đến lợi ích của hình thức thu phí này, nhưng chưa hiểu cách thức hoạt động, sử dụng và đăng ký. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin này giúp bạn đọc hiểu rõ về hình thức thu phí không dừng.

1. Hình thức thu phí không dừng là gì?

Hình thức thu phí không dừng là áp dụng công nghệ hiện đại để nhận diện phương tiện khi đi qua làn ETC thông qua thẻ định danh dán trên xe. Sau đó, hệ thống tự động trừ tiền trong tài khoản giao thông nên chủ phương tiện có thể lưu thông qua trạm thu phí mà không cần dừng lại.

2. Sử dụng hình thức thu phí không dừng

Để sử dụng thu phí không dừng, tài xế phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

  • Thẻ giao thông được dán trên kính hoặc đèn xe để định danh phương tiện. Thẻ này sẽ chứa thông tin phương tiện, chủ phương tiện, tài khoản thu phí để thực hiện giao dịch.
  • Chủ phương tiện nạp tiền vào tài khoản thu phí bằng nhiều hình thức nạp tiền khác nhau như nạp trực tiếp, qua thẻ ngân hàng, qua Viettel Pay…
  • Khi đi qua trạm thu phí, chủ phương tiện di chuyển vào làn ETC với vận tốc tối đa là 40 km/h để thiết bị có thể đọc được mã số định danh. Nếu các thông tin hợp lệ và số tiền trong tài khoản đủ để thanh toán thì hệ thống sẽ tự động trừ phí  và thông báo cho chủ tài khoản về giao dịch vừa phát sinh.

Hình thức thu phí không dừng hoạt động theo nguyên tắc nhận diện và trừ phí thông minh

Hình thức thu phí không dừng hoạt động theo nguyên tắc nhận diện và trừ phí thông minh

3. Hướng dẫn dán thẻ thu phí không dừng

Để sử dụng hình thức thu phí không dừng, chủ phương tiện phải dán thẻ định danh Thẻ thường được dán ở kính chắn gió hoặc đèn xe. Mỗi một vị trí có cách dán thẻ khác nhau. Cụ thể như sau:

3.1 Đối với thẻ thu phí dán ở kính chắn gió

  • Bước 1: Dùng nước và khăn mềm làm sạch, lau khô bề mặt kính chắn gió (phía bên trong, phần ghế lái phụ).
  • Bước 2: Đặt công cụ hỗ trợ cách bề mặt kính khoảng 15 – 20 cm để xác định vị trí dán thẻ. Vị trí dán thẻ phù hợp là cách mép phải của kính 5 cm và cách mép dưới của kính lên 10 cm. 
  • Bước 3: Bóc lớp keo dính từ phía góc thẻ một cách nhẹ nhàng. Sau đó, dán thẻ lên kính và miết nhẹ, đều tay để đảm bảo độ kết dính hoàn toàn và không còn không khí bên trong.

Sử dụng công cụ hỗ trợ trên điện thoại để xác định vị trí dán thẻ ở kính chắn gió

Sử dụng công cụ hỗ trợ trên điện thoại để xác định vị trí dán thẻ ở kính chắn gió

3.2. Đối với thẻ thu phí dán ở đèn

  • Bước 1: Dùng nước, khăn mềm làm sạch và lau khô bề mặt đèn xe.
  • Bước 2: Xác định vị trí dán thẻ trên đèn xe. Vị trí này nằm ở phía tay phải chỗ ngồi của lái xe, phần chính đầu xe và tránh nằm ra mép xe. Tối ưu nhất là ở giữa đèn xe để đảm bảo khoảng cách với các vị trí kim loại của vỏ xe giúp camera tại làn thu phí ETC nhận diện chuẩn và chính xác. Bởi nếu ở gần vị trí kim loại, hệ thống sẽ nhận diện kém. 
  • Bước 3: Nhẹ nhàng bóc lớp keo kính từ phía góc thẻ. Tiếp theo, dán thẻ lên kính và miết nhẹ, đều tay để đảm bảo sự kết dính và loại bỏ phần không khí bên trong.

Lưu ý: 

  • Để đảm bảo thẻ hoạt động ổn định nhất, người dùng nên liên hệ với nhân viên của VDTC đến dán thẻ. Tránh trường hợp tự dán làm hư hỏng, sai lệch vị trí dán… khiến thẻ không sử dụng được khi qua trạm. 
  • Khi đã dán thẻ lên kính/ đèn xe, tuyệt đối không được di chuyển hay bóc thẻ ra khỏi vị trí bởi điều này sẽ làm hỏng thẻ.
  • Xem chi tiết: Quy trình đăng ký thu phí không dừng

4. Danh sách các trạm áp dụng hình thức thu phí không dừng

Hiện nay, cả nước đã có 115 trạm thu phí (cả trạm do Bộ Giao thông và tỉnh quản lý) đã áp dụng thu phí không dừng. Trong đó, 114 trạm áp dụng công nghệ RFID, 1 trạm áp dụng công nghệ DSRC. Và 12 trạm chưa áp dụng thu phí không dừng.

Các trạm áp dụng hình thức thu phí không dừng công nghệ RFID hiện nay đều do VDTC và VETC quản lý. Trong đó: 

  • VDTC  vận hành 35 trạm: 21 trạm thuộc bộ giao thông, 14 trạm vận hành ngoài.
  • VETC vận hành 79 trạm.

Chủ phương tiện giao thông có thể tham khảo danh sách các trạm áp dụng hình thức thu phí không dừng công nghệ RFID.

Số trạm thu phí áp dụng hình thức thu phí không dừng ở Việt Nam đã lên đến con số 115

Số trạm thu phí áp dụng hình thức thu phí không dừng ở Việt Nam đã lên đến con số 115

5. Đăng ký sử dụng hình thức thu phí không dừng cùng VDTC – ePass

Để sử dụng hình thức thu phí không dừng khi đi qua trạm, chủ phương tiện cần đăng ký dán thẻ định danh ePass của VDTC.

5.1. Ưu điểm khi đăng ký sử dụng thẻ ePass

VDTC cùng thẻ ePass có nhiều ưu điểm lớn chinh phục khách hàng như:

  • Nguồn lực hậu thuẫn mạnh: VDTC được hậu thuẫn bởi tập đoàn Viettel nên có nhiều lợi thế về cải tiến công nghệ và hệ sinh thái đa dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vì thế, dịch vụ thu phí không dừng cùng thẻ ePass của VDTC có chất lượng vượt trội và mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích.
  • Dịch vụ trải dài 63 tỉnh thành: VDTC có điểm dịch vụ đa dạng và chất lượng ở khắp 63 tỉnh/ thành phố nên có thể phục vụ khách hàng một cách tối ưu.
  • Đăng ký dán thẻ tại nhà: Đi đầu trong những dịch vụ giao thông online, VDTC mang đến cho khách hàng hình thức đăng ký dán thẻ ePass tại nhà nhiều tiện ích. Chỉ cần ngồi ở nhà với vài cú click chuột là khách hàng cũng có thể đăng ký dịch vụ thành công và có nhân viên VDTC tới tận nơi phục vụ.
  • Thao tác đơn giản, quản lý dễ dàng: Với mục tiêu dùng công nghệ để đơn giản hóa các thao tác, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, VDTC mang đến app ePass với nhiều tiện ích, dễ sử dụng và quản lý với nhiều tiện ích được tích hợp.
  • Nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn: VDTC thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi để giúp khách hàng đến gần hơn với hình thức thu phí không dừng.
  • Hỗ trợ 24/7: Đội ngũ nhân viên VDTC luôn luôn sẵn sàng phục vụ, hỗ trợ mọi thắc mắc của khách hàng 24/7.

Sử dụng hình thức thu phí không dừng ePass của VDTC

Sử dụng hình thức thu phí không dừng ePass của VDTC khách hàng sẽ được tư vấn, hỗ trợ hết mình, vào bất cứ lúc nào cần thiết

5.2. Thủ tục giấy tờ để mở thẻ ePass

Khi muốn mở thẻ ePass, khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau

Đối với khách hàng cá nhân

  • Giấy tờ của chủ phương tiện: Chứng minh thư/ thẻ căn cước/ hộ chiếu/ giấy phép lái xe (hạng B1 trở lên).
  • Giấy tờ xe đề nghị dán thẻ: Đăng ký xe, đăng kiểm xe.
    • Trường hợp không có đăng ký gốc: Dùng bản sao công chứng hoặc có dấu đỏ xác nhận thế chấp của ngân hàng.
    • Đối với xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi, xe tải có trọng tải dưới 2 tấn: Cần có đăng ký hoặc đăng kiểm xe bản gốc hoặc bản photo công chứng. Đối với đăng ký xe, có thể dùng giấy thế chấp ngân hàng nhưng phải có đầy đủ thông tin biển số xe, số khung, số máy.
    • Đối với các loại xe ô tô từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe tải có trọng tải lớn hơn 2 tấn và xe chuyên dụng: Cần có đăng kiểm xe (bản gốc), đăng ký xe (bản gốc hoặc bản photo công chứng). Đối với đăng ký xe, có thể dùng bản xác nhận thế chấp ngân hàng nhưng phải có đầy đủ các thông tin như biển số xe, số khung, số máy, trọng tải, số chỗ ngồi chứng minh được loại phí xe.

Đối với khách hàng doanh nghiệp/ tổ chức/ cơ quan/ đơn vị hành chính sự nghiệp

  • Giấy tờ của doanh nghiệp/ tổ chức/ cơ quan/ đơn vị hành chính sự nghiệp:
    • Đối với doanh nghiệp: Giấy đăng ký kinh doanh (bản gốc hoặc bản photo công chứng); chứng minh thư/ thẻ căn cước/ hộ chiếu của đại diện doanh nghiệp hoặc giấy ủy quyền; giấy đề nghị mở tài khoản.
    • Đối với tổ chức/ cơ quan/ đơn vị hành chính sự nghiệp: Công văn đề nghị mở tài khoản (có dấu đỏ), giấy đề nghị mở tài khoản.
  • Giấy tờ xe đề nghị dán thẻ: Đăng ký xe, đăng kiểm xe. Yêu cầu tương tự như khách hàng cá nhân.

Khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết mới có thể đăng ký dán thẻ thu phí không dừng ePass

Khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết mới có thể đăng ký dán thẻ thu phí không dừng ePass

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, khách hàng có thể tham khảo cách thức đăng ký trong hai bài viết sau:

6. Câu hỏi thường gặp khi dán thẻ ePass

Hãy tham khảo các câu hỏi và câu trả lời dưới đây để biết thêm về một số vấn đề hay gặp phải khi dán thẻ ePass:

Chứng minh thư hết hạn có mở được thẻ ePass không?

Khi chứng minh thư hết hạn (quá 15 năm kể từ ngày cấp), khách hàng không thể mở thẻ ePass. Có thể dùng một trong các loại giấy tờ tùy thân như căn cước công nhân, hộ chiếu còn thời hạn để đăng ký.

Khách hàng mua xe trả góp có sử dụng ePass được không?

Khách hàng mua xe trả góp có thể sử dụng dịch vụ ePass. Nhưng khách hàng cần đến các điểm dịch vụ của ePass và cung cấp những giấy tờ như đăng kiểm xe (bản gốc), văn bản thế chấp ngân hàng có xác nhận bằng dấu đỏ.

Không phải là chính chủ xe có thể đăng ký mở tài khoản thu phí không dừng được không, thủ tục ra sao?

Khách hàng vẫn có thể đăng ký mở tài khoản thu phí không dừng ePass. Với trường hợp này, khách hàng cần đến trạm thu phí của VDTC hoặc trung tâm đăng kiểm có dịch vụ dán thẻ ePass. Khi đi, khách hàng mang theo bản gốc của các giấy tờ sau:

  • Chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu/ bằng lái xe.
  • Giấy đăng kiểm.
  • Giấy đăng ký xe.

Dù mua xe trả góp hay không phải xe chính chủ, khách hàng vẫn có thể đăng ký mở thẻ ePass

Dù mua xe trả góp hay không phải xe chính chủ, khách hàng vẫn có thể đăng ký mở thẻ ePass

Hình thức thu phí không dừng tuy có nhiều lợi ích nhưng khá mới ở Việt Nam nên nhiều chủ phương tiện còn e ngại sử dụng. Chính vì thế, ngoài những thông tin ở trên, nếu còn thắc mắc gì về hình thức thu phí này, khách hàng có thể liên hệ với ePass và VDTC để sử dụng thu phí không dừng một cách đơn giản và dễ dàng.

ePass tiên phong giao thông số – Dán thẻ suôn sẻ hành trình

Xem thêm: Giải pháp thu phí không dừng hiện nay