33 trạm trong dự án thu phí không dừng giai đoạn 2 

Bộ Giao thông vận tải đã chia thu phí không dừng ở Việt Nam thành 2 giai đoạn. Trong đó, đa số các dự án thu phí không dừng giai đoạn 2 đã đi vào hoạt động, chỉ có 1 số dự án bị chững lại do nguyên nhân khách quan. Dưới đây là thông tin chi tiết mà các tài xế cần quan tâm khi đi qua tuyến đường này

1. Thu phí không dừng giai đoạn 2 là gì?

Thu phí không dừng giai đoạn 2 là dự án triển khai thu phí không dừng tại 33 trạm thu phí (BOO2). Trong đó, có 10 trạm trên Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Tây Nguyên) và 23 trạm trên một số tuyến cao tốc khác.

Dù hợp đồng mới được ký kết vào 14/7/2020 nhưng đến 29/12/2020, Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) đã triển khai xong 25 trạm thu phí thuộc giai đoạn này. 25 trạm thu phí mà VDTC đã hoàn thành trong giai đoạn 2 theo cam kết với Tổng cục Đường bộ Việt Nam là:

  • Trạm Đắk Song: Quốc lộ 14, Đăk Song, Đăk Nông.
  • Trạm Cai Chanh: Quốc lộ 14, Cai Chanh, Đăk Nông.
  • Trạm Nam Cầu Giẽ: Trạm Nam Cầu Giẽ, Hà Nam.
  • Trạm Cà Ná: Quốc lộ 1 (Km 1551), Ninh Thuận.
  • Trạm Hòa Lạc – Hòa Bình: Km 17+100, Hòa Lạc, Hòa Bình.
  • Trạm Xuân Mai – Hòa Bình: Quốc lộ 6 (Km 42+720), Hòa Bình.
  • Trạm Đắk Lắk: Quốc lộ 26 (Km 93+770), Đắk Lắk.
  • Trạm Khánh Hòa – Ninh Xuân: Quốc lộ 26 (Km 8+800), Khánh Hòa.
  • Trạm cầu Cổ Chiên: Quốc lộ 60 (Km 50+842), Trà Vinh.
  • Trạm cầu Rạch Miễu: Quốc lộ 60 (Km7+555), huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
  • Trạm Liên Đầm: Km 145+500, Quốc lộ 20, xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
  • Trạm thu phí số 2 – Km 957+400, Quốc lộ 14: Km 957+400 Quốc lộ 14, tỉnh Bình Phước.
  • Trạm Trảng Bom (Đồng Thuận): Quốc lộ 1 (Km 1841+912), Đồng Nai.
  • Trạm Sông Phan: Quốc lộ 1 (Km 1725+252), tỉnh Bình Thuận.
  • Trạm cầu Văn Lang (nối Việt Trì – Ba Vì Quốc lộ 32- Quốc lộ 32C): Quốc lộ 32 – 32C (Km 7+160), Hà Nội.
  • Trạm tránh thành phố Vĩnh Yên (Quốc lộ 2): Bắc Thăng Long – Nội Bài, Vĩnh Phúc
  • Trạm Bắc Ninh – Hải Dương (Quốc lộ 38): Quốc lộ 38 (Km11+538), Hải Dương.
  • Trạm Km 55 – Quốc lộ 19: Quốc lộ 19 (Km 55+900), tỉnh Bình Định.
  • Trạm Km 124+720 – Quốc lộ 19: Quốc lộ 19 (Km 124+720), tỉnh Gia Lai
  • Trạm Chợ Mới – Thái Nguyên: Trạm Chợ Mới – Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Trạm thu phí tuyến chính Km 104: Xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.
  • Trạm thu phí phụ Quốc lộ 37: Xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.
  • Trạm thu phí phụ tỉnh lộ 242: Xã Hồ Sơn, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.
  • Trạm thu phí phụ Quốc lộ 279: Xã Quang Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn.
  • Trạm thu phí phụ Km 45: Xã Mai Sao, huyện chi lăng, Lạng Sơn.

Dự án thu phí không dừng giai đoạn 2 có số trạm ít hơn giai đoạn 1 và tình hình triển khai thần tốc hơn

Dự án thu phí không dừng giai đoạn 2 có số trạm ít hơn giai đoạn 1 và tình hình triển khai thần tốc hơn

Bên cạnh 25 trạm đã đi vào hoạt động, có 8 trạm thuộc giai đoạn 2 tính chất đặc thù, không đủ điều kiện lắp đặt thu phí tự động không dừng. Những trạm này được kiến nghị không thực hiện hoặc lùi thời gian triển khai để đảm bảo hiệu quả. Đó là:

  • 2 trạm Mỹ Lợi, Thái Hà doanh thu quá thấp.
  • 3 trạm khác trên Quốc lộ 51 thời gian thu phí còn dưới 3 năm nên việc lắp đặt thu phí không dừng sẽ không hiệu quả.
  • 3 trạm Quang Đức trên Quốc lộ 14, Thái Nguyên – Chợ Mới trên Quốc lộ 3, T2 trên Quốc lộ 91 chưa thu phí và đang báo cáo Chính phủ đề nghị sử dụng nguồn hỗ trợ từ ngân sách hoàn trả cho nhà đầu tư.

Trong 8 dự án trên, có 5 dự án phương án tài chính xấu, ảnh hưởng lớn đến chủ đầu tư và tổ chức tín dụng. Hơn nữa, 8 trạm này đều nằm trên các tuyến đường có lưu lượng giao thông thấp. Vì thế, việc chưa triển khai thu phí không dừng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả chung của hệ thống thu phí này trên cả nước.

Ngoài ra, bên cạnh 25 trạm thu phí thuộc bộ giao thông vận tải, VDTC còn có 14 trạm thu phí ngoài do đơn vị thi công và vận hành. Nhờ những điểm mạnh mà VDTC đã chứng minh khi thực hiện dự án thu phí không dừng giai đoạn 2, các chủ BOT / chủ đầu tư trạm thu phí đã tin tưởng và ký kết hợp đồng vận hành thu phí không dừng cùng VDTC. 

Để tham khảo thêm các trạm thu phí ngoài này, bạn đọc có thể xem tại đây: TỔNG HỢP các trạm thu phí trên toàn quốc do VDTC và VETC quản lý trên toàn quốc 

2. ePass – Đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng uy tín

Dự án thu phí không dừng giai đoạn 2 do VDTC quản lý. Nhờ học hỏi kinh nghiệm từ giai đoạn 1 cùng hành lang pháp lý đầy đủ và nguồn lực vững mạnh, VDTC đã triển khai các dự án thu phí không dừng giai đoạn 2 một cách “thần tốc”. So với giai đoạn 1, thời gian triển khai rút ngắn được gần 2 năm.

Hơn nữa, VDTC cũng đã ký hợp đồng liên thông khai thác các trạm thu phí của giai đoạn 1 do VETC quản lý và giai đoạn 2 do VDTC quản lý. Vì thế, dù sở hữu thẻ ePass hay eTag, chủ phương tiện đều có thể sử dụng dịch vụ thu phí không dừng ở mọi trạm thu phí ETC.

2.1. Lợi ích của thu phí không dừng

Thay vì sử dụng hình thức thu phí một dừng truyền thống, chủ phương tiện nên sử dụng hình thức thu phí không dừng tiên tiến hiện nay. Bởi hình thức thu phí này mang lại cho chủ phương tiện nhiều lợi ích như:

  • Giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông: Việc không cần dừng lại chờ đợi ở trạm thu phí giúp giảm ách tắc ở chính đoạn đường này. Nhờ đó, việc đi lại ở các đoạn đường khác cũng diễn ra thông suốt hơn, giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi và giảm tai nạn.
  • Tiết kiệm nhiên liệu: Mỗi lần không phải dừng đỗ và khởi động sẽ giúp xe tiết kiệm xăng dầu hơn. 
  • Tiết kiệm thời gian dừng đỗ: Xe không phải dừng đỗ mà có thể di chuyển liền một mạch, giúp chủ phương tiện tiết kiệm thời gian hơn khi đi qua các cao tốc.
  • Không cần thanh toán tiền mặt: Khi đi qua trạm, hệ thống sẽ tự động trừ tiền trong tài khoản/ ví điện tử. Nhờ đó, việc thanh toán trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. 
  • Quản lý thông tin qua từng trạm: Thông tin di chuyển, giao dịch ở từng trạm đều được lưu lại trên hệ thống. Việc này giúp chủ phương tiện quản lý lộ trình và cước phí qua từng trạm một cách hiệu quả.
  • Giảm ô nhiễm môi trường: Việc không cần dừng đỗ và tăng tốc khiến phương tiện hạn chế thải ra khói bụi, giúp loại bỏ 1 tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Sử dụng dịch vụ thu phí không dừng là bạn đã góp phần bảo vệ môi trường

Sử dụng dịch vụ thu phí không dừng là bạn đã góp phần bảo vệ môi trường

2.2. Vì sao nên sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của ePass?

VDTC là đơn vị quản lý dự án thu phí không dừng giai đoạn 2, vì vậy, việc đăng ký sử dụng thẻ ePass của chúng tôi sẽ thuận tiện hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, thẻ ePass có thể sử dụng tại tất cả các trạm thu phí thuộc giai đoạn 1. 

Chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2021, đến nay, VDTC và thẻ ePass để chinh phục khách hàng bởi những ưu điểm nổi bật như: 

  • Trực thuộc tập đoàn Viettel: Viettel là tập đoàn công nghệ đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học 4.0 ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ nguồn lực vững mạnh và kinh nghiệm phát triển đa mảng trong suốt hơn 30 năm, Viettel nhận được đánh giá rất cao của Chính phủ và người dân cả nước.
  • Dịch vụ rộng khắp 63 tỉnh thành: VDTC có đội ngũ nhân sự hùng hậu và cơ sở vật chất khang trang trải khắp cả nước từ thành phố. Đây là một lợi thế rất lớn của VDTC và là điểm mạnh giúp ePass có thể đến tận tay mọi người dùng Việt.
  • Đa dạng hình thức nạp tiền, thanh toán: Khách hàng có thể nạp tiền tại các trạm BOT của VDTC, các chi nhánh ngân hàng hoặc sử dụng tài khoản/ thẻ ngân hàng, ví điện tử Viettel Pay và Momo. Khi thanh toán, khách hàng có thể sử dụng tài khoản giao thông ePass hay ví điện tử Viettel Pay đều được.
  • Thao tác đơn giản, quản lý thông tin dễ dàng: Mọi thao tác từ đăng ký dán thẻ, nạp tiền, nộp tiền phí đều diễn ra dễ dàng. Đặc biệt, khách hàng có thể quản lý mọi thông tin liên quan đến giao dịch chỉ với một ứng dụng ePass duy nhất.
  • Dán thẻ lần đầu: Hưởng ứng Quyết định 19 của Chính phủ, VDTC dán thẻ e Pass cho tất cả khách hàng đăng ký dịch vụ thu phí không dừng lần đầu tiên. 
  • Hỗ trợ 24/7: Khách hàng có thể liên hệ với VDTC mọi lúc, mọi nơi thông qua tổng đài 1900 9080 (1.000 đồng/phút) hay app ePass.
  • Đăng ký và dán thẻ tại nhà: Vượt trội hơn hẳn đơn vị thu phí khác, VDTC mang đến cho khách hàng dịch vụ đăng ký dán thẻ tại nhà, chỉ với vài thao tác đơn giản.

Khách hàng chỉ cần vào app ePass là có thể xem lại mọi thông tin

Khách hàng chỉ cần vào app ePass là có thể xem lại mọi thông tin

3. Hướng dẫn đăng ký dịch vụ thu phí không dừng của ePass

Với nhiều ưu điểm nổi bật như trên, bạn muốn dán thẻ ePass của VDTC nhưng không biết đăng ký ở đâu? Hãy đọc ngay hướng dẫn dưới đây:

3.1. Đăng ký ngay tại trạm 35 trạm BOT VDTC quản lý trên toàn quốc

VDTC hiện đang quản lý 35 trạm thu phí trên toàn quốc. Danh sách 35 trạm thu phí này được cập nhật tại https://epass-vdtc.com.vn/tram-thu-phi/. Khi đi qua các trạm thu phí của VDTC, khách hàng có thể dừng đỗ để đăng ký dịch vụ và được dán thẻ ePass ngay.

Các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Nếu là khách hàng cá nhân: CMT/CCCD/Hộ chiếu, đăng ký xe, đăng kiểm xe.
  • Nếu là khách hàng doanh nghiệp: Giấy phép đăng ký kinh doanh, số CV/QĐ (nếu là cơ quan nhà nước), CMT/CCCD/Hộ chiếu (nếu là người đại diện hoặc người được ủy quyền), giấy ủy quyền (nếu không phải là người đại diện), đăng ký xe, đăng kiểm xe.

Bên cạnh 35 trạm BOT này, khách hàng cũng có thể ra Viettel Post, ViettelStore gần nơi mình sinh sống nhất hoặc ghé qua các điểm dịch vụ lưu động của VDTC ở bên đường để đăng ký.

3.2. Sử dụng máy tính để đăng ký trên website ePass

Nếu ngại đi xa vào mùa dịch bệnh, đừng lo! VDTC mang đến cho bạn giải pháp đăng ký dịch vụ ngay trên website ePass. Việc cần làm của bạn là:

Bước 1: Truy cập vào website ePass https://epass-vdtc.com.vn/ rồi ấn vào nút Đăng ký ngay ở bên phải màn hình để bắt đầu đăng ký.

Nhấn nút Đăng ký ngay để bắt đầu

Nhấn nút Đăng ký ngay để bắt đầu

Bước 2: Cung cấp các thông tin cần thiết:

Nếu là khách hàng cá nhân: Chọn Khách hàng cá nhân rồi điền các thông tin  dưới đây:

  • Họ tên,số điện thoại, ngày sinh
  • Số CMND/CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp
  • Email.
  • Tên chủ phương tiện
  • Biển số xe
  • Loại biển số
  • Loại phương tiện
  • Tải trọng/số chỗ (theo đăng ký xe)
  • Lần dán thẻ
  • Hình thức dán
  • Địa chỉ dán thẻ (số nhà, đường phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố)
  • Thời gian dán thẻ mong muốn.

Chọn Khách hàng cá nhân rồi nhập các thông tin được yêu cầu

Chọn Khách hàng cá nhân rồi nhập các thông tin được yêu cầu

Nếu là khách hàng doanh nghiệp: Chọn Khách hàng doanh nghiệp rồi điền các thông tin dưới đây:

  • Tên doanh nghiệp, mã số thuế, ngày thành lập.
  • Số đăng ký kinh doanh/ mã số tổ chức, ngày cấp, nơi cấp.
  • Địa chỉ doanh nghiệp (số nhà, đường phố, phường/ xã, quận/huyện, tỉnh/ thành phố), số điện thoại, email.
  • Họ tên người đại diện, số điện thoại, ngày sinh, số giấy tờ, ngày cấp, nơi cấp, email.
  • Số lượng xe đăng ký.
  • Hình thức dán.
  • Địa chỉ dán (số nhà, đường phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố),
  • Thời gian dán mong muốn.

Chọn Khách hàng doanh nghiệp và nhập các thông tin được yêu cầu

Chọn Khách hàng doanh nghiệp và nhập các thông tin được yêu cầu

Tiếp theo, ấn nút Đăng ký. Hệ thống sẽ tự động gửi mã OTP về số điện thoại đăng ký.

Bước 3: Điền mã OTP nhận được vào ô trống rồi ấn Xác nhận. Việc đăng ký đã xong. Khách hàng chỉ cần chờ từ 2 – 4 ngày để nhân viên VDTC liên hệ, xác nhận lại và tới dán thẻ.

Khách hàng cá nhân nhập mã OTP rồi ấn Xác nhận

Khách hàng cá nhân nhập mã OTP rồi ấn Xác nhận

Khách hàng doanh nghiệp nhập mã OTP rồi ấn Xác nhận

Khách hàng doanh nghiệp nhập mã OTP rồi ấn Xác nhận

3.3. Đăng ký qua ứng dụng ePass trên điện thoại di động

Ngoài 2 cách trên, khách hàng cá nhân còn có thể đăng ký dán thẻ ePass trên điện thoại di động với 2 bước sau:

Bước 1: Tải và mở app ePass trên điện thoại rồi bấm vào mục Đăng ký dưới nút Đăng nhập. Sau đó, điền đầy đủ và hợp các thông tin yêu cầu trên màn hình đăng ký:

  • Họ và tên khách hàng.
  • Số điện thoại liên lạc.
  • Ngày sinh.
  • Số CMND/ CCCD/ Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp.
  • Tên chủ phương tiện.
  • Biển số  xe.
  • Loại phương tiện.
  • Tải trọng/ số chỗ (theo đăng ký xe).
  • Lần dán thẻ.
  • Địa chỉ khách hàng mong muốn dán thẻ.
  • Thời gian dán thẻ mong muốn (ngày dán thẻ, thời gian).

Tiếp theo, bấm nút Đăng ký. Hệ thống sẽ gửi tin nhắn tới máy điện thoại của khách hàng với nội dung “ePass xin gửi mã xác nhận giao dịch của bạn là xxxxxx”.

Cung cấp các thông tin được yêu cầu rồi nhấn Đăng ký

Cung cấp các thông tin được yêu cầu rồi nhấn Đăng ký

Bước 2: Điền mã OTP có 6 số được gửi về điện thoại vào ô trống rồi ấn Xác nhận. Hệ thống thông báo đăng ký thành công. Khách hàng cần chờ từ 2 – 4 ngày để xử lý thông tin, nhân viên VDTC liên lạc lại và tới dán thẻ.

Nhập chính xác mã OTP nhấn Xác nhận 

Nhập chính xác mã OTP nhấn Xác nhận

Hệ thống  đưa ra thông báo đăng ký thành công

Hệ thống  đưa ra thông báo đăng ký thành công

Như vậy, dự án thu phí không dừng giai đoạn 2 do VDTC đảm trách đã hoàn thành vượt dự kiến với tốc độ “thần tốc” hơn hẳn dự án giai đoạn 1. Với tiến độ này, Việt Nam đã có 91 trạm thu phí không dừng trên cả nước (tính cả trạm thu phí của Bộ giao thông vận tải và tỉnh quản lý).

Vì thế, hãy dán thẻ ePass để sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VDTC giúp hành trình qua 91 trạm này thuận lợi hơn.

Đăng ký dán thẻ tại nhàtại đây